Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại: Các dòng cao lương được trồng vào 4 thời điểm sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Tuần đầu tháng 6/2013, thu cắt lứa đầu vào tuần đầu tháng 8/2013, lứa 2 vào giữa tháng 9/2013 và lứa 3 vào cuối tháng 10/2013 ... - Tuần đầu tháng 8/2013, thu cắt lứa đầu vào tuần đầu tháng 10/2013, lứa 2 vào giữa tháng 11/2013 và lứa 3 vào cuối tháng 12/2013 ... - Tuần đầu tháng 10/2013, thu cắt lứa đầu vào tuần đầu tháng 12/2013, lứa 2 vào giữa tháng 1/2014 và lứa 3 vào cuối tháng 2/2013 ... - Tuần đầu tháng 4/2014, thu cắt lứa đầu vào tuần đầu tháng 6/2014, lứa 2 vào giữa tháng 7/2014 và lứa 3 vào cuối tháng 8/2014...

Mỗi dòng cao lương được gieo trên 3 ô (lặp lại 3 lần). Tổng số ô thí nghiệm là 6 ô/vụ, mỗi ô có diện tích là 12m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 72m2/vụ. OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV86 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV88 OPV86 OPV86 OPV88 VGĐT4 VGĐT10 VGĐT6 VGĐT8 Sơ đồbốtrí thí nghiệm 2.3.2. Các bin pháp k thut

Đất trồng được làm kỹ, san phẳng, lên luống cao 25cm, ô cách ô 30cm. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 12m2 (3x4m).

Phân bón: Mức phân bón sử dụng cho 1ha gồm 20 tấn phân chuồng + 200kg N + 200kg P2O5 + 200kg K2O.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Loại phân bón sử dụng là đạm urê (46% N), Super lân (18% P2O5), Kali clorua (60% K2O).

Bón lót toàn bộ phân chuồng, Super lân và 50% Kali clorua, bón vào rãnh khi rạch hàng rồi phủ một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt một tuần.

Bón thúc bằng phân đạm urê với mức 75kg N/ha vào thời điểm 20-25 ngày sau gieo trồng và 15 ngày sau mỗi lứa cắt.

Gieo trồng: Hạt được gieo thẳng, 4-5 hạt/hốc, khoảng cách hốc gieo 30x30cm. Khi cây con có 2-3 lá tiến hành tỉa, để lại 1-2 cây/hốc. Mật độ trồng 7 hốc/m2.

Thời gian đầu sau khi gieo hạt tiến hành tưới nước hàng ngày đểđảm bảo độẩm thuận lợi cho hạt nảy mầm. Và phủ phần đất trống để tránh cỏ dại, sau khi trồng từ 7- 10 ngày kiểm tra trồng dặm những khóm cây bị chết. Nhặt sạch cỏ dại vào các thời

điểm 20 ngày sau trồng, trước mỗi lần bón phân và ngay sau khi thu cắt từng lứa.

2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4.1. Điu kin ca địa đim nghiên cu

Điều kiện thời tiết khí hậu: Lấy số liệu của trạm thủy văn Láng từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014 với các chỉ tiêu là nhiệt độ (0C), lượng mưa (mm), tổng số giờ nắng (h).

2.4.2. Các ch tiêu vđất

Điều kiện đất trồng: Lấy mẫu đất ở tầng đất 0-20cm để gửi phân tích tại Phòng phân tích khoa học đất – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mẫu đất có khối lượng là 1kg.

Phân tích thành phần dinh dưỡng khoáng của đất trước khi trồng gồm: hàm lượng mùn, pH, hàm lượng nitơ, lân và kali.

2.4.3. Các ch tiêu nông sinh hc

Tỉ lệ nảy mầm: Đếm số hạt đem gieo và số hạt nảy mầm sau khi gieo, tiến hành nhắc lại 3 lần trên mỗi dòng rồi lấy kết quả trung bình.

Chiều cao cây: Đo từ gốc đến mút lá cao nhất (cm), đo mỗi ô 5 cây, 4 cây ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh: Cứ 10 ngày đo độ cao cây 1 lần, từ đó tính được tốc độ sinh trưởng, tốc độ tái sinh của cây trong một ngày đêm.

2.4.4. Các ch tiêu năng sut

Năng suất chất xanh (tấn/ha): Được tính bằng tổng năng suất chất xanh của các lứa cắt. Vào thời điểm thu hoạch, cắt toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, vị trí cắt cách mặt đất 5-7cm, cân khối lượng cả thân và lá, xác định khối lượng chất xanh trên 1 ô thí nghiệm, từđó tính ra năng suất trên 1ha.

Năng suất chất khô (tấn/ha): Được tính dựa trên năng suất chất xanh và phần trăm vật chất khô:

NSCK = NSCX x (%) VCK

Năng suất protein thô (tấn/ha): Được tính dựa vào năng suất chất khô và tỷ lệ

protein thô:

Năng suất protein = NSCK x (%) Protein thô

2.4.5. Phân tích thành phn hóa hc

Cách lấy mẫu: Lấy ở các điểm theo hai đường chéo của ô thí nghiệm và số

lượng lấy tại mỗi điểm đảm bảo tương đương nhau và đạt được trọng lượng chất xanh của 1 mẫu gửi phân tích là 1kg. Thời điểm lấy mẫu vào buổi sáng khi cây đã khô sương.

Các mẫu được nghiền nhỏ để phân tích: Chất khô, protein thô, xơ thô, lipit, khoáng tổng số, canxi, photpho và HCN theo các TCVN tương ứng. Các phân tích thành phần hoá học của cây cao lương được tiến hành tại Phòng thí nghiệm trung tâm của Khoa và phòng phân tích thức ăn của Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn.

Phương pháp phân tích:

- Lấy mẫu phân tích theo TCVN 4325-2007

- Xác định hàm lượng vật chất khô (TCVN 4326 : 2007) - Định lượng khoáng tổng số (TCVN 4327 : 2007) - Định lượng xơ thô (TCVN 4329: 2007)

- Định lượng chất béo thô (TCVN 4321 : 2007 )

- Định lượng protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Ca theo TCVN 1526-2007

- P theo TCVN 1525-2007

- Ước tính giá trị năng lượng trao đổi (ME): Được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981)

Giá trị ME của thức ăn được ước tính như sau: DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 x TDN ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 x DE ME (Mcal/kg CX) = 100 VCK)x%VCK (Kcal/kg ME

` - TDN (% VCK thức ăn) tính theo Wardeh (1981) (trích theo Viện Chăn nuôi, 1995) như sau:

TDN (% VCK thức ăn) = -21,7656 + 1,4284 x %Protein thô + 1,0277 x %DXKN + 1,2321 x %Lipit thô + 0,4867 x %Xơ thô

Trong đó:

TDN: là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (Total Digestile Nutrients) tính bằng % trong chất khô (%VCK) của thức ăn.

DE: Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg VCK) ME: Năng lượng trao đổi (kcal/kg VCK).

- Hàm lượng NDF và ADF được xác định bằng phương pháp của Goeing và Van Soest (1970)

2.4.6. Đánh giá cht lượng cây cao lương chua

Thí nghiệm ủ chua cây cao lương chỉ tiến hành trên dòng cao lương OPV86 - Công thức ủ chua:

CT 1: Cao lương + 0,5% muối

CT 2: Cao lương + 0,5% muối + 5% rỉ mật - Phương pháp ủ chua:

Nguyên liệu được băm chặt nhỏ (2-3cm) bằng máy thái, được trộn với các chất bổ sung theo công thức rồi ủ yếm khí trong bình nhựa (nguyên liệu được nén thật chặt và tốc độ nén nhanh, sau đó đậy kín nắp bình nhựa).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Sau khi ủđược 30, 60, 90 ngày, các mẫu thức ăn ủ chua được lấy đểđánh giá trực quan và xác định một số chỉ tiêu:

- Đánh giá bằng trực quan: Thông qua theo dõi về màu sắc, mùi và hiện tượng mốc của cây cao lương trước và sau khi ủ chua bằng cảm quan:

+ Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi như thức ăn chưa ủ là tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã mất nhiều caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa.

+ Mùi: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Thức ăn ủ chua chất lượng kém có rất nhều mùi vị

khác nhau như: mùi chua như giấm thì trong thức ăn có nhiều axit axetic, mùi mỡ

thì trong thức ăn có nhiều axit butyric, mùi thối thì trong thức ăn có nhiều vi khuẩn thối hoạt động.

+ Độ cứng: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đương với cỏ tươi, nếu thức ăn ủ chua nhũn hay bết đó là dấu hiệu cỏ ủ chua đã bị thối hỏng không còn khả năng sử dụng nữa.

- pH: Giá trị pH của thức ăn ủ chua được xác định theo phương pháp Harley và Jones (1978). Cân 5g mẫu, cắt nhỏ rồi cho vào cốc, hòa 100ml nước cất với mẫu trong cốc. Khuấy nhẹ trong vòng 15 phút, sau đó tiến hành đo giá trị pH bằng máy

đo pH.

- Đánh giá thông qua độ mốc: Độ mốc của các mẫu ủ được xác định bằng cách, cân lọ chứa cỏ ủ, khối lượng cỏủ (A) sẽ bằng khối lượng lọ chứa cỏ ủ trừđi khối lượng lọ rỗng, sau đó lấy toàn bộ phần cỏ ủ bị mốc trong lọ (B). Như vậy, độ

mốc là tỷ số giữa khối lượng thức ăn bị mốc với khối lượng cỏủ ban đầu. Công thức tính độ mốc như sau:

Độ mốc (%) = B x 100 A

- Xác định hàm lượng HCN: Gửi phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng axit Cyanhydric (HCN) được xác định bằng phương pháp của Easley (1970) theo nguyên tắc chưng cất xyanua từ dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 dịch cloroform và hứng vào dung dịch KOH để tạo thành KCN. Sau đó chuẩn độ

dung dịch thu được bằng AgNO3 và tính kết quả.

- Xác định các chỉ tiêu: vật chất khô, protein thô, xơ thô, axit lactic, axit axetic, axit butyric. Gửi phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản.

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được phân tích phương sai (ANOVA) theo thiết kế thí nghiệm 1 nhân tố trên bảng tính của Microsoft Excel 2007 và bằng phần mềm Minitab 16.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điu kin khí hu

Địa điểm tiến hành thí nghiệm là vườn cỏ thí nghiệm của khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viên Nông nghiệp Việt Nam, từ tháng 6/2013 đến tháng 8/2014. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền bắc Việt Nam: mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa; mùa xuân có mưa phùn. Sự phân hóa mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của biển, chênh lệch rõ rệt về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông.

Nhiệt độ trung bình khoảng 23-340C. Chế độ mưa theo mùa rõ rệt, lượng mưa hàng năm khoảng 1700-1990mm/năm, mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng 9 (chiếm 85-90% tổng lượng mưa hàng năm). Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (h) 6/2013 32,4 350 150 7/2013 32,3 330 140 8/2013 28,6 220 150 9/2013 26,5 110 140 10/2013 25,0 20 110 11/2013 21,5 20 90 12/2013 15,1 10 75 1/2014 17,5 20 50 2/2014 17,5 20 30 3/2014 20,3 75 60 4/2014 24,1 60 70 5/2014 27,5 220 120 6/2014 32,5 330 150 7/2014 29,5 300 140 8/2014 28,3 310 140

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 VGĐT6 và VGĐT8 năm 2013, lúc này lượng mưa ở các tháng này cao nhất trong năm, tổng số giờ nắng, chiếu sáng lớn nhất, độ ẩm không khí cao, thuận lợi cho cây cối sinh trưởng phát triển, đạt năng suất cao.

VGĐT10 năm 2013, do đã vào vụđông, thời tiết bắt đầu lạnh, lượng mưa ít, tổng số giờ nắng ít, độ ẩm thấp, vì vậy cây trồng phát triển rất kém. Cỏ hòa thảo sinh trưởng kém vào mùa này, năng suất chỉ cho khoảng 20-30% so với cả năm (Bùi Quang Tuấn, 2006a).

VGĐT4 năm 2014, lúc này nhiệt độ, lượng mưa và tổng số giờ nắng đã tăng cao hơn nên thuận lợi cho hạt nảy mầm, bén rễ và phát triển nhanh.

Tổng số giờ nắng trong các tháng 12/2013, 1/2014 và 2/2014 thấp, các tháng tiếp theo tăng dần và tương đối cao (cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 lần lượt là 150;140h). Tổng số giờ nắng cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp,

ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây từđó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Với tổng số giờ nắng lớn, mà cao lương lại là thực vật C4 nên có khả

năng quang hợp mạnh, tốc độ sinh trưởng nhanh từđó cho sinh khối chất xanh lớn.

3.1.2. Điu kin đất đai

Đất tại các điểm thí nghiệm được lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu như hàm lượng mùn, pH, khoáng tổng số và hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) các loại. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Điều kiện dinh dưỡng đất thí nghiệm

Chỉ tiêu Trước trồng OC% 1,14 pH 7,40 P2O5 (%) 0,04 Nts (%) 0,18 K2O (%) 1,09

Nguồn: Phòng phân tích khoa học đất-Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Theo nghiên cứu (ICRISAT, 1996) khoảng pH đất mà cây cao lương có thể

sinh trưởng được rất rộng 5,0-8,5, như vậy với pH tại nơi thí nghiệm có độ kiềm nhẹ, rất thích hợp cho trồng cây cao lương. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác theo như kết quả phân tích như hàm lượng mùn, khoáng tổng số và hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây cao lương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG CAO LƯƠNG

3.2.1. T l ny mm

Tỉ lệ nảy mầm là một chỉ tiêu thể hiện sức nảy mầm của giống. Các giống khác nhau có sức nảy mầm khác nhau. Sự sinh trưởng của cây phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt, nếu hạt nảy mầm tốt sẽ đảm bảo mật độ, lấn át cỏ dại và tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này. Tỉ lệ nảy mầm của hai dòng cao lương

được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Tỉ lệ nảy mầm của hạt cao lương (%, n=3) Thời vụ OPV86 OPV88 VGĐT4 73,33 74,67 VGĐT6 78,33 79,33 VGĐT8 72,33 72,67 VGĐT10 70,67 71,67 SEM 2,30 2,49 P >0,05 >0,05

Kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự sai khác về tỉ lệ nảy mầm của hai dòng cao lương OPV86, OPV88 ở các mùa vụ khác nhau (P> 0,05).

Ở các mùa vụ khác nhau hai dòng cao lương vẫn cho tỉ lệ nảy mầm tương

đối cao và đồng đều. Qua bảng, nhận thấy ở VGĐT6, cả hai dòng cao lương đều có tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với các mùa vụ còn lại và thấp nhất là VGĐT10. Tuy nhiên mức chênh lệch này không lớn.

Kết quả bảng trên cũng cho thấy các dòng cao lương đều có tỉ lệ nảy mầm cao mặc dù hạt được gieo trực tiếp trên đất thí nghiệm và chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Các dòng cao lương có tỉ lệ nảy mầm cao nên chỉ cần gieo hạt một lần mà không cần phải gieo bổ sung. Nguyên nhân có thể do hạt đã được xử lí bằng nước nóng 60-700C trước khi gieo nên đã phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt, giúp làm mềm vỏ, làm tăng tính thấm của màng vỏ, kích thích hạt giống nảy mầm nhanh hơn. Một phần cũng có thể do thời điểm gieo hạt, lúc này điều kiện khí hậu thuận lợi nên hạt nảy mầm tốt, tỉ lệ hạt thối hỏng thấp. Điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng của hai giống, cũng như năng suất chất xanh. Như vậy, trong kĩ thuật gieo trồng nên xử lí hạt trước khi gieo trồng bằng một số phương pháp như ngâm nước nóng, ngâm trong axit hay trà sát vỏ...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)