Hoàn thiện chính sách quản lý tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 73)

- Chu kỳ ƣu kho: hay còn có tên gọi khác là thời gian luân chuyển kho cho biết trung bình kể từ khi Công ty mua hàng đến khi bán được hàng mất bao nhiêu thời gian.

3.2.1.Hoàn thiện chính sách quản lý tiền mặt

Trong công tác quản lý ngân quỹ ở Công ty, Công ty vẫn chưa lập kế hoạch tiền mặt, đây chính là hạn chế cơ bản trong việc xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý. Vì vậy việc xác định mức tồn quỹ tối thiểu và lập kế hoạch tiền mặt là rất cần thiết đối với Công ty. Công ty cần phải lập bảng thu-chi ngân quỹ và so sánh giữa thu và chi bằng tiền để tìm nguồn tài trợ nếu thâm hụt ngân quỹ, hoặc đầu tư ngắn hạn nếu dư thừa ngân quỹ, trong đó có tính đến số dư bằng tiền đầu kỳ và cuối kỳ tối ưu. Chứ không nên chỉ gửi các khoản tiền dư thừa vào ngân hàng như hiện nay vì tỷ lệ sinh lời của nó là rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn bằng tiền tại Công ty.

Có rất nhiều hình thức đầu tư ngắn hạn khác nhau có khả năng sinh lời cao mà Công ty có thể lựa chọn như cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh… Công ty cần đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn nữa để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một trong những hình thức đầu tư thường được sử dụng đó là đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao đặc biệt là trong điều kiện hiện này khi thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động và gặt hái được những thành công nhất định. Khi cần thiết Công ty có thể chuyển đổi những chứng khoán này ra tiền mặt.

Khi lập kế hoạch tiền mặt chi nhánh nên lưu ý những vấn đề sau: - Xác định mức số dư tiền mặt phù hợp

- Thu thập và sử dụng tiền mặt một cách có hiệu quả.

- Đầu tư tiền mặt dư thừa vào chứng khoán khả thị (khả mại).

Ba yếu tố trên nếu được kết nối với qui mô, kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh ở từng thời kỳ nhất định sẽ góp phần quản lý tốt vốn bằng tiền, chi nhánh sẽ

tránh được ứ đọng hay thiếu hụt vốn, đưa khả năng sử dụng TSNH của chi nhánh nên cao.

Công ty Cổ phần ô tô ASC còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngân quỹ. Để ngân quỹ được sử dụng hiệu quả hơn Công ty cần phải có Ban tài chính lập kế hoạch thu chi để xác định nhu cầu chỉ tiêu và nguồn thu tiền tương ứng. Kế hoạch thu chi phải cụ thể, chi tiết từng thời điểm và từ đó lượng tiền mặt được xác định có độ chính xác cao nhất. Mục đích của việc lập kế hoạch thu chi là nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển của tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quy định quản lý ngân quỹ cần phải rõ ràng, thống nhất cho toàn bộ Công ty, có kế hoạch điều chuyển ngân quỹ kịp thời giữa các chi nhánh nếu có sự dư thừa hay thiếu hụt ngân quỹ tại nơi nào đó. Tập trung xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến trong toàn Công ty để nắm bắt thông tin về ngân quỹ kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản lý ngân quỹ hiệu quả hơn.

Áp dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu cho Công ty Cổ phần ô tô ASC năm 2013 như sau:

Tại Công ty Cổ phần ô tô ASC, để xác định nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 6,804%.[8]

Từ đó, xác định được nhu cầu về tiền trong năm 2013 của Công ty:

Nhu cầu tiền năm 2013 = Lượng tiền phát sinh năm 2012 x Tỷ lệ lạm phát = 472 x 1,06804 = 504,11488 (triệu đồng)

Năm 2013, lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường là 7%/năm và chi phí một lần bán chứng khoán là 500.000 đồng.

Theo mô hình Baumol, mức dự trữ tiền mặt tối ưu năm 2013 tại Công ty sẽ là: Mức dự trữ tiền mặt tối ưu = √

= 84,86 (triệu đồng)

Tuy nhiên trong năm 2013, mức dự trữ tiền mặt thực tế là 253 triệu đồng > 84,86 triệu đồng như vậy Công ty sẽ dư thừa một lượng tiền mặt là:

253 – 84,86 = 168,14 (triệu đồng)

Với số tiền dư thừa này Công ty nên đầu tư vào Trái phiếu kho bạc Nhà nước thời hạn 2 năm với mức lãi suất 6,9 % những ngày cuối năm 2013 [10]. Từ đó Công ty sẽ thu được một khoản lợi ích khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn thay vì giữ tiền mặt là:

Lợi ích: 168,14 x 6,9% x 2 = 23,2 (triệu đồng)

Như vậy, nếu Công ty sử dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu sẽ tránh được chi phí cơ hội khi dự trữ tiền mặt. Với lượng tiền dư thừa Công ty có thể đem đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn để thu về một khoản lợi ích cho mình.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra nhiều nơi nên việc xác định lượng tiền mặt tối ưu là rất khó khăn vì ở mỗi nơi có đặc thu riêng. Công ty Cổ phần ô tô ASC với lượng tồn quỹ lớn và giao động phức tạp nên có thể áp dung mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr để xác định lượng tiền cần thiết đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của công ty. Theo mô hình này, nếu lượng tiền mặt thấp hơn so với lượng dự trữ tối ưu thì công ty bán chứng khoán để bổ sung tiền vào, ngược lại nếu lượng tiền mặt dư thừa thì công ty nên đầu tư vào chứng khoán để tránh tình trạng tiền bị ứ đọng không sử dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 73)