2 Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 26)

Đây là những nhân tố từ bên ngoài tác động vào toàn bộ thị trường các nhân tố này tác động nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp

Chính sách pháp lý của nhà nước

Hệ thống pháp luật đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định do nhà nước đặt ra một phần trực tiếp và gián tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật về thuế, về lao động, bảo vệ môi trường, an toàn lao động....

Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì họ sẽ được tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển và ngược lại. Ngoài ra trong điều kiện cơ chế thị trường , chỉ một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý của nhà nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu nhà nước tạo ra cơ chế chặt chẽ, đồng bộ ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Môi trường kinh tế

Nhân tố này tổng hợp của các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức độ thất nghiệp hay lãi suất ngân hàng…tác động tới tốc độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó nó tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, doanh nghiệp sẽ làm ăn thuận lợi hơn. Luồng tiền vào doanh nghiệp tăng, phải thu giảm. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái số lượng hàng hóa bán được giảm đi, tồn kho tăng lên. Do vậy các nhà quản trị cần phải theo dõi sự biến động của nến kinh tế để có điều chỉnh kịp thời.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân từng vùng, từng miền cũng có ảnh hưởng. Sản phẩm, hàng hóa cũng có chu kỳ sống của mó. Với những loại sản phẩm đang trong thời kỳ hưng thịnh thì nên dự trữ nhiều, khối lượng lớn để đảm bảo tiêu dùng được thông suốt và không ứ đọng vốn, còn khi sản phẩm ở thời kỳ suy thoái nhu cầu giảm xuống thì nên giảm dự trữ hàng hóa, dùng các biện pháp quản lý thắt chặt để giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Môi trường khoa học công nghệ

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu. Khi doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh không những tiết kiệm chi phí đầu vào, sử dụng tiết kiệm tài sản ngắn hạn, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp nào có công nghệ càng cao thì chất lượng, và năng suất sản xuất càng cao khả năng đứng vững trên thị trường càng lớn và ngược lại

Thuế nhập khấu

Thuế nhập khẩu càng cao thì giá trị hàng hóa sẽ bị đội lên đo đó làm hạn chế sức cạnh tranh của mặt hàng của Công ty. Ngược lại, thuế nhập khẩu giảm, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu của Công ty. Do vậy, hiệu quả thuế nhập khẩu cho Công ty được cải thiện . Chính phủ cần điều chỉnh thuế như thế nào để dung hòa được lợi ích của các chủ thể kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước vì thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế

Các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ cho mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế ảnh hưởng trực tiếp với việc mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế như :

+ Hệ thống giao thông vận tải, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại hơn sẽ làm giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa được mua bán nhanh chóng, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu và làm tăng vòng quay vốn.

+ Hệ thống ngân hàng: hệ thông ngân hàng phát triển thì các dịch vụ của nó càng thuận tiên cho việc thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn. Ngân hàng là một trong số đảm bảo lợi ích kinh doanh bằng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

+ Hệ thống bảo hiểm kiểm tra chất lượng: cho phép các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn làm đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể gây ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.

Các quan hệ kinh tế quốc tế

Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, WTO… đã đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia. Các nhà sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần nới lỏng hay siết chặt phụ thuộc vào mối quan hệ song phương giữa 2 nước. Chính điều này thúc đẩy các quốc gia tích cực trong việc tham gia quan hệ ngoại giao giữ các nước, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm tạo những mối quan hệ bền vững, xu hướng tích cực hóa quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của nước mình.

Kết luận chƣơng 1: Qua chương 1, nêu ra những lý luận cơ bản về TSNH cùng một số vấn đề liên quan tới việc quản lý, sử dụng TSNH trong DN. Phần đầu chương tập trung làm rõ khái niệm TSNH thông qua tìm hiểu các đặc điểm và cách phân loại TSNH. Phần tiếp theo đề cập đến việc xem xét nội dung công tác quản lý, sử dụng TSNH trong DN. Phần cuối chương xoay quanh vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSNH trong DN.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ ASC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 26)