Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 25)

Đây là các nhân tố nằm bên trong nội tại doanh nghiệp, thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có tác động trực tiếp hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng. Đây chính là nhân tố đánh giá trình độ quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn, là nhân tố chính tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Nhân tố con người

Để tiến hành hoạt động sản xuất thì không thể thiếu nhân tố con người, nhân tố con người thể hiện ở hai mặt quản lý và lao động.

Vai trò của nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo ra lợi nhuận cao với chi phí thấp nhất. Ngoài ra vai trò của nhà quản lý còn thể hiện qua sự nắm bắt các cơ hội kinh doanh và tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nếu nhà quản lý thực hiện tốt vai trò của minh sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, kết quả hoạt động tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao.

Vai trò của người lao động thể hiện ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc, người lao động nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố này góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chính sách quản lý hàng tồn kho

Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Vì thế quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Do vậy, doanh nghiệp tính toán dự trữ một lượng hợp lý vật liệu, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp…

Chính sách quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao.

Tiền mặt của Công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền mặt trên tài khoản ngân hàng. Nó được sử dụng để chi trả cho tất cả các hoạt động của Công ty như trả lương, mua nguyên vật liệu, tài sản cố định, trả tiền thuế, trả tiền nợ đến hạn…. Doanh nghiệp tồn trữ quá ít tiền trong ngân quỹ thì không đảm bảo khả năng thanh toán rủi ro cao, ngược lại tồn quỹ quá nhiều thì lãng phí tiền không sinh lời cũng đều dẫn đến không hiệu quả.

Để đảm bảo giao dịch hàng ngày và bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước của các luồng tiền vào và ra, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chính sách quản lý tiền mặt hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của DN

Chính sách quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả… Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 25)