nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư vì vậy vốn chủ sở hữu trong Công ty được tăng cao hơn so với năm 2011.
2.2.2. Phân tích từng bộ phận cấu thành TSNH của Công ty trong giai đoạn 2011-2013. 2013.
Các bộ phận cấu thành TSNH bao gồm các khoản mục: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Cụ thể tình hình các thành phần trong TSNH tại Công ty Cổ phần ô tô ASC.
Dựa vào bảng 2.5, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần ô tô ASC trong ba năm gần đây có nhiều biến động. Trong cả 3 năm thì hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, thứ 2 là các khoản phải thu. Năm 2011 hàng tồn kho chiếm 62,4% và tăng dần lên thành 64,5% ở năm 2012 và là 65% trong năm 2013. Hàng tồn kho trong 3 năm có chiều hướng tăng dần do nhu cầu về các phụ tùng ô tô đang tăng lên. Tiền và các khoản tương đương tiền đang giảm tỉ trọng trong TSNH, tiền mặt dự trữ chỉ còn 0,5% ở năm 2013, giảm 46,4% so với năm 2012. TSNH khác thì biến động không ngừng. Năm 2012 TSNH khác giảm mạnh xuống 60,52% so với năm 2011. Tuy nhiên, năm 2013 TSNH khác tăng mạnh lên 83,3% so với năm 2012.
Với bản chất một doanh nghiệp chuyên hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì lượng hàng tồn kho luôn phải duy trì ở mức lớn do thời gian đặt hàng và thời gian vận chuyển dài hơn nữa doanh nghiệp không chỉ có khách hàng buôn mà còn rất nhiều khách hang nhỏ lẻ nên các khoản phải thu ngắn hạn lớn và lượng tiền mặt doanh nghiệp dự trữ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong khi hàng tồn kho luôn phải dự trữ lớn để đáp ứng được mọi đơn hàng khi cần thiết nên Công ty luôn phải chuẩn bị trước một lượng hang tồn kho đủ lớn . Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của cơ cấu TSNH phụ thuộc vào sự thay đổi của các khoản mục dưới đây:
Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản mục chi tiết trong tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần ASC
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh ệch Chênh ệch
11-12 2-13
Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (%) (%) A. T i sản ngắn hạn 52.353 100 52.110 100 50.642 100 (243) (0,46) (1.468) (2,82) I. Tiền 485 0,93 472 0,91 253 0,5 (13) (2,68) (219) (46,4)
II. Các khoản phải thu 17.920 34,23 17.523 33,63 16.549 32,68 (397) (2,21) (974) (5,56)
1.Phải thu khách hàng 17.024 32,52 17.523 33,62 16.549 32,68 499 2,93 (974) (5,56) 2.Trả trước cho người
bán 896 1,71 - - - - (896) (100) - - IV. H ng tồn kho 32.671 62,4 33.610 64,5 32.917 65 939 2,87 (693) (2,06) V. T i sản ngắn hạn khác 1.274 2,44 503 0,97 922 1,82 (771) (60,52) 419 83,3 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.254 2,4 380 0,73 650 1,28 (874) (69,7) 270 71,05 2. Thuế GTGT khấu trừ 21 0,04 123 0,24 272 0,54 103 515 149 121,14
2.2.2.1 Tiền và các khoản tương đương.
Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong TSNH, nằm trong khâu lưu thông và một phần dự trữ thanh toán cho những nhu cầu cấp bách của Công ty. Việc nắm giữ tiền mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: đảm bảo khả năng thanh toán, không để bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, nhờ có tiền mặt Công ty có thể tận dụng được cơ hội hưởng chiết khấu thanh toán, cải thiện vị thế tín dụng doanh nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc giữ tiền cũng có những rủi ro. Nếu doanh nghiệp giữ tiền quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Nếu dự trữ quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư vào các tài sản sinh lời khác như: chứng khoán, trái phiếu, cho vay có lãi.
Do đó trong quản lý tiền, việc quan trọng nhất là DN phải giữ được một lượng tiền tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tất cả các nhu cầu của DN mà chi phí cơ hội là thấp nhất. Không dự trữ thừa vào tài sản có tính thanh khoản cao vì thông thường đầu tư vào TSDH sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào TSNH. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty Cổ phần ô tô ASC được trình bày cụ thể qua bảng 2.5 ta thấy:
Tiền có biến động tương ứng với sự thay đổi của tài sản ngắn hạn qua các năm. Cụ thể là, năm 2012 lượng tiền mặt dự trữ trong Công ty giảm xuống 13 triệu đồng tương đương 2,68% khiến cho TSNH giảm xuống 0,46%. Tỉ trọng tiền trên tổng TSNH theo đó cũng tăng từ 0,93% xuống 0,91%. Như vậy, năm 2012, lượng tiền mặt công ty dự trữ là khiêm tốn khi nó chỉ chiếm 0,91% trên tổng TSNH. Lượng tiền mặt năm 2012 ở mức thấp như vậy dễ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro thanh toán nhất là với khoản nợ ngắn hạn khổng lồ lên đến 37.667 triệu đồng.
Sang đến năm 2013, lượng tiền mặt trong Công ty lại tiếp tục giảm xuống 46,4% và đạt mức 219 triệu đồng khiến cho tỉ trọng tiền mặt trên tổng TSNH giảm xuống còn 0,5% thấp nhất trong ba năm gần đây. Mặt khác, có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn lượng tiền mặt dự trữ năm 2012 đã chuyển thành hàng tồn kho vào năm 2013.
Doanh nghiệp không dự trữ tiền dưới dạng tiền gửi Ngân hàng là vì Doanh nghiệp đề phòng rủi ro trong ngành Ngân hàng ngoài ra các khách hàng của Doanh nghiệp hầu như đều trực tiếp giao dịch và giao tiền nên không cần thiết có khoản tiền gửi Ngân hàng.
Việc quản lý tiền tại Công ty được giao cho một kế toán riêng và nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm ghi nhận các phát sinh cần sử dụng tiền và các giao dịch thu chi tại Công ty hàng ngày, đến cuối ngày sẽ báo cáo với kế toán trưởng. Trên cơ sở của báo cáo kế toán tiền mặt và nhu cầu của Công ty có so sánh với các kỳ kế hoạch tương ứng
đơn giản nhưng độ chính xác lại phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của Kế toán trưởng.
Một khiếm khuyết trong quản lý tiền mặt của Công ty là thiếu công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn khiến cho công tác quản lý tiền của doanh nghiệp thiếu đi sự linh hoạt. Điều này làm giảm đi khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng TSNH.
2.2.2.2 Phải thu ngắn hạn.
Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản tài sản ngắn hạn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu và tình hình các khoản phải thu cho phép ta đưa ra nhận xét về chính sách tín dụng thương mại và thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần ô tô ASC thấy các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu khách hàng và trả trước cho người bán.
Phải thu khách hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản phải thu. Năm 2012 khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng là 33,63% trên tổng TSNH, giảm 2,21% so với năm 2011 tương đướng với 397 triệu đồng. Sang đến năm 2013, phải thu khách hàng lại tiếp tục giảm 974 triệu đồng, tương ứng với 5,56% so với năm 2012 và đạt mức nhấp nhất trong cả 3 năm. Nhìn vào khoản phải thu khách hàng của công ty có thể thấy rõ sự thắt chặt chính sách tín dụng, đặc biệt là vào năm 2013. Điều này cho thấy biện pháp quản lý nợ của Công ty ngày càng chặt chẽ, thẩm định khách hàng, nhanh chóng đề nghị khách hàng nhanh chóng thanh toán, không phát sinh thêm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Việc thắt chặt chính sách tín dụng trong giai đoạn nền kinh tế trong nước còn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là cần thiết nhằm đảm bảo sự luân chuyển của nguồn vốn trong chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để nhằm đẩy nhanh tốc độ thu tiền, thứ hai là nhằm định giá cao hơn đối với những khách hàng muốn kéo dài thời gian trả tiền thì Công ty đưa ra chính sách chiết khấu tiền mặt. Cần lưu ý rằng khi đã ra mức chiết khấu, trong thời kỳ chiết khấu, khoản tín dụng được miễn phí. Chỉ sau khi hết thời kỳ chiết khấu, khách hàng mới phải trả chi phí cho khoản tín dụng. Với điều kiện tín dụng là 2/10 và toàn bộ 30, người mua hàng có thể trả trong 10 ngày để nhận được khoản tín dụng miễn phí, hoặc có thể trả vào ngày thứ 30 để tận dụng tối đa thời gian sử dụng khoản tín dụng thay cho việc thay cho việc từ bỏ khoản chiết khấu đợc hởng. Như vậy, người mua được hưởng khoản tín dụng trong 30-10=20 ngày.
Trả trước cho người bán thường nếu so với khoản phải thu khách hàng thì trả trước cho người bán chỉ chiếm một lượng không đáng kể. Nhưng kể từ năm 2012 –
2013 tại Công ty Cổ phần ô tô ASC khoản trả trước cho người bán lại đều bằng 0. Trả trước cho người bán giúp doanh nghiệp hưởng được khoản chiết khấu do thanh toán sớm và đảm bảo về việc được cung cấp hàng hóa đúng lúc trong trường hợp khan hiếm. Tuy nhiên, số tiền được bỏ ra để thanh toán sớm sẽ khiến Công ty mất đi cơ hội đầu tư vào các dự án khác, tốc độ luân chuyển vốn cũng giảm đi, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi việc trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi do tình hình khó khăn của nền kinh tế khiến nhiều đối tác của Công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí là phá sản. Nhưng vì việc giao dịch và giao tiền là trực tiếp nên Công ty tin vào khả năng xem xét và phán đoán của mình về khách hàng nên Công ty Cổ phần ô tô ASC khoản dự phòng này là không có.
2.2.2.3 Hàng tồn kho.
Với đặc thù của ngành dịch vụ sửa chữa ô tô và phân phối phụ tùng, vật liệu cho ngành dịch vụ ô tô, hàng tồn kho của Công ty có những đặc điểm riêng như: nguyên vật liệu phụ tùng có khối lượng lớn, giá trị cao, đòi hỏi phải dự trữ lớn để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Do đó hàng tồn kho luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong Công ty. Việc dự trữ hàng tồn kho mang lại lợi ích cho Công ty như: chủ động trong sửa chữa, thu mua nguyên vật liệu và tiêu thụ, được hưởng chiết khấu thương mại nếu mua với số lượng lớn, xây dựng tín nhiệm Công ty về việc luôn có khả năng cung cấp đầy đủ các loại hàng hóa cần thiết. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí lưu kho hơn và hoạt động SXKD không hiệu quả.
Trong giai đoạn 2011 - 2013 hàng tồn kho của Công ty Cổ phần ô tô ASC đều chiếm tỉ trọng khá cao, trung bình là xấp xỉ 63% trên tổng TSNH và cao nhất ở năm 2013 lên đến 65%.
+ Thành phẩm chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục hàng tồn kho của Công ty. Tuy lượng thành phẩm tại kho chỉ có tỷ trọng thấp so với nguyên vật liệu nhưng vì Công ty Cổ phần ô tô ASC là một Công ty ô tô nên giá trị thành phẩm rất cao.
+ Nguyên vật liệu là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong hàng tồn kho. Nguyên vật liệu chủ yếu ở đây là sơn, lốp ô tô , má phanh, mặt bích cầu, nắp chụp cần gạt mưa , rôtuyn cân bằng , vè ba đờ xốc trước , lọc gió ...Do Công ty chuyên cung cấp phân phối phụ tùng, vật liệu cho ngành dịch vụ ô tô nên hàng tồn kho chủ yếu là các nguyên vật liệu phục vụ cho các Công ty trong ngành ô tô. Do trong năm 2012 Công ty có nhiều đơn đặt hàng nên Công ty cần dự trữ nhiều nguyên vật liệu hơn.
+ Công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong khoản mục hàng tồn kho. Do đặc thù của Công ty chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô nên công cụ dụng cụ luôn
luôn phải có sẵn trong kho nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, lượng công cụ dụng cụ tại kho luôn có tỷ trọng thấp trong toàn giai đoạn từ 2011– 2013.
Qua phân tích có thể thấy rằng hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH của Công ty, tuy nhiên công tác quản lý vẫn còn chưa tốt sẽ phát sinh nhiều chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho, gây ra ứ đọng vốn làm giảm khả năng sinh lời của Công ty.
2.2.2.4 Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính hầu hết phát sinh từ các khoản tiền gửi Ngân hàng,