Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn của Công ty Cổ phầ nÔ tô ASC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 52)

và lượng tiền mặt dự trữ phần lớn đã chuyển thành hàng tồn kho cho nên lượng tiền nhàn dỗi là không nhiều vì vậy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty là không có.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng thấp trên tổng tài sản ngắn hạn của Công ty. Vì hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh daonh nên không có khả năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Do vậy, hạn chế đầu tư vào khoản này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về vốn cho Công ty.

Qua phân tích có thể thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có nhiều biến động qua các năm. Cơ cấu tài sản ngắn hạn thay đổi qua từng năm và có xu hướng giảm đều từ 2011 – 2013. Sự thay đổi của các khoản mục này sẽ ảnh hưởng rất nhiều khả năng thanh toán cũng như tốc độ luân chuyển kho của Công ty. Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH của Công ty, tuy nhiên công tác quản lý vẫn còn chưa tốt sẽ phát sinh nhiều chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho, gây ra ứ đọng vốn làm giảm khả năng sinh lời của Công ty.

2.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Ô tô ASC tô ASC

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển tàisản ngắn hạn; hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn và các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần Ô tô ASC ta không thể không tính toán, phân tích các chỉ số tài chính về hiệu quả sử dụng TSNH. Qua đó ta thấy được hiệu quả và hạn chế của việc sử dụng TSNH của Công ty trong ba năm qua

2.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về khả năng th nh toán

ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh ệch Chênh ệch 11-12 12-13 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Khả năng thanh toán nhanh 0,51 0,49 0,48 (0,02) (3,92) (0,01) (2,04) Khả năng thanh toán tức thời 0,0125 0,0125 0,0068 0 0 (0,0057) (45,6) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,35 1,38 1,36 0,03 2,22 (0,02) (1,45) (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)

Chỉ tiêu khả năng thanh toán phản ánh năng lực tài chính của Công ty, nó cho biết một đồng tiền nợ được bảo đảm bằng bao nhiêu giá trị của TSNH.

Qua bảng 2.6 cho ta thấy:

Khả năng th nh toán nh nh: phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước các khoản nợ ngắn hạn, nó cho biết những chỉ tiêu có tính thanh khoản cao nhất trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu nợ ngắn hạn hay không. Năm 2011, hệ số là 0,51 tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,51 đồng tài sản ngắn hạn mà không phải bán bớt kho đi. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2012 3,92% so với năm 2011. Nguyên nhân quan trọng khiến cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống là vì lượng hàng tồn kho năm 2012 tăng lên 938.545 triệu đồng, tương đương với 2,87% so với năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán nhanh quá thấp sẽ khiến uy tín của Công ty sụt giảm, huy động vốn khó khăn do bản thân khoản nợ ngắn hạn trong Công ty đã không đủ khả năng thanh toán. Đến năm 2013, khả năng thanh toán nhanh tiếp tục giảm xuống 0,01 tương ứng với 2,04%. Mặc dù, hàng tồn kho giảm 693 triệu đồng tương ứng với 2,06% so với năm 2012, tuy nhiên ở năm 2013 TSNH lại giảm mạnh 2,82% tương đương với 1.467 triệu đồng. Do đó, khả năng thanh toán nhanh trong năm 2013 tiếp tục giảm xuống.

Công ty quản lý hàng tồn kho còn chưa được tốt nên đã góp phần làm giảm khả năng thanh toán của Công ty. Hơn nữa, những nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay của Chính phủ trong năm 2012, tình hình nền kinh tế trong nước vẫn chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng, sức mua của thị trường vẫn yếu khiến cho lượng hàng tồn kho của Công ty tăng cao chưa từng thấy. Trong thời gian tới, để tăng khả năng thanh toán nhanh Công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng

của mình, tăng cường chiết khấu, khuyến mại và cấp tín dụng cho các khách hàng uy tín nhằm giảm lượng hàng tồn kho trong Công ty.

Mặc dù được các chủ nợ quan tâm đến nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh vẫn chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của Công ty. Bởi lẽ, Công ty luôn có một lượng rất lớn các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng. Trong trường hợp, những khoản này không thu hồi về được và trở thành nợ khó đòi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính của Công ty. Do đó, để đánh giá chính xác và chặt ch1ẽ hơn ta so sánh với khả năng thanh toán của 2 Công ty cùng ngành và cùng quy mô được thể hiện ở bảng số liệu 2.7, khả năng thanh toán nhanh của Công ty so với Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng và Công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh năm 2013 là lớn nhất. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty cao hơn 0,35 lần so với Công ty cổ phần ô tô Giải phóng và cao hơn 0,08 lần so với Công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh. Có thể thấy hàng tồn kho trong Công ty tuy dự trữ cao nhưng so với các Công ty khác cùng ngành thì thì khả năng thanh toán nhanh của Công ty Cổ phần ô tô ASC vẫn ở mức cao.

Khả năng th nh toán tức thời của Công ty trong ba năm có sự giảm sút và được đánh giá là thấp. Điều đó thể hiện từ bảng 2.6 năm 2011 và 2012, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,0125. Nghĩa là một đồng nợ chỉ được đảm bảo bằng 0,0125 đồng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty. Tuy nhiên ở năm 2013 hệ số này giảm xuống 0,0057 tương ứng với tỉ xuất là 45,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh khiến cho Công ty không có đủ khả năng trả nợ ngay. Cụ thể, năm 2013, lượng tiền mặt dữ trữ giảm 46,37% trong khi các khoản nợ ngắn hạn chỉ giảm 1,23% so với năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty thấp cho thấy Công ty không dự trữ nhiều tiền mặt tại quỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào Công ty cũng phải thanh toán các khoản nợ thường xuyên, mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tài sản ứ đọng.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán tức thời chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán các khoản phải thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán tức thời của Công ty, ta cần so sánh với các Công ty khác cùng ngành. Dựa vào bảng 2.7 ta thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty so với Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng thấp hơn 0,0032 lần và thấp hơn Công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh là 0,0632 lần trong năm 2013. Điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là rất

yếu. Do lượng dự trữ tiền mặt của Công ty còn quá thấp khiến Công ty gặp phải rủi ro thanh toán trong trường hợp không thu hồi về kịp các khoản phải thu cũng như không giải quyết được lượng hàng tồn trong kho. Chính vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định, đề phòng những biến động thất thường có thể xảy ra.

Khả năng th nh toán nợ ngắn hạn của Công ty: Theo kết quả tính toán thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2011 là 1,35 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,35 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, Công ty tăng cường dự trữ TSNH, đặc biệt là hàng lưu kho tăng 938.545 triệu đồng khiến cho tài sản ngắn hạn tăng 0,41% so với năm 2011, trong khi nợ ngắn hạn giảm 2,91% nên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng theo đó tăng lên 2,22%, tức là một đồng nợ được đảm bảo bằng 1,38 đồng tài sản ngắn hạn. Sang đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền giảm đột ngột xuống 46,37%, các khoản phải thu khách hàng cũng giảm đi 5,56% và hàng lưu kho giảm 2,06% nên khiến cho tài sản ngắn hạn trong năm này giảm 2,81% so với năm 2012 mà nợ ngắn hạn chỉ giảm 1,23% nên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm 1,45% và đạt mức là 1,36 lần. Mặc dù giảm nhưng khả năng thanh toán của Công ty vẫn lớn hơn 1 và ở mức an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian Công ty nên có chính sách để tăng hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty nhằm nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng. Có như vậy, công tác huy động của Công ty mới trở nên suôn sẻ và dễ dàng hơn. Với các số liệu trên, Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì Công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác việc quản lý TSNH của Công ty không hiệu quả. Hệ số này được coi là tốt nếu lớn hơn hoặc bằng 1, đối với Công ty cổ phần Ô tô ASC, hệ số này lớn hơn 1 điều này cho thấy ban lãnh đạo Công ty quản lý tài sản ngắn hạn khá hiệu quả. So với các Công ty cùng ngành thì đây là một con số cao. Ở Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 0,34 thấp hơn Công ty là 1,02 lần. Ở Công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh là 1,27 lần thấp hơn Công ty là 0,09 lần. Điều này cho thấy lượng TSNH tại doanh nghiệp năm 2013 rất cao so với các khoản nợ ngắn hạn.

Công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt nhưng lại có khả năng thanh toán tức thời rất thấp so với doanh nghiệp cùng ngành. Để cải thiện được vấn đề này, Công ty cần chú trọng tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền để Công ty có đủ khả năng trả nợ ngay. Đồng thời, cân đối giảm lượng hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng để khả năng thanh toán nhanh có thể đi theo chiều hướng tăng.

Bảng 2.7. So sánh khả năng th nh toán của Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng năm 2103 ĐVT:lần Chỉ tiêu Công ty Cổ phần ô tô Giải phóng Công ty Cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh Công ty Cổ phần Ô tô ASC Chênh lệch Giải phóng- ASC Chênh lệch Hàng xanh- ASC Khả năng th nh toán nhanh 0,13 0,4 0,48 0,35 0,08 Khả năng th nh toán tức thời 0,01 0,07 0,0068 (0,0032) (0,0632) Khả năng th nh toán nợ ngắn hạn 0,34 1,27 1,36 1,02 0,09 (Nguồn: Số liệu ,[9]) 2.2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Việc quản lý và sử dụng tài sản hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hoạt động là thước đo sử dụng hiệu quả TSNH trong khâu dự trữ và lưu thông.

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá h ng tồn kho của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh ệch 11-12 Chênh ệch 12-13 1. Vòng qu y h ng tồn kho (vòng) 2,13 2,14 2,63 0,01 0,48

2. Chu kỳ ƣu kho(ng y) 168 167 137 1 (30)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)

Dựa vào bảng 2.8, ta thể hiện được vòng quay hàng tồn kho và chu kỳ lưu kho trung bình qua biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 2.5 Chỉ tiêu đánh giá h ng tồn kho của Công ty

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Hàng tồn kho của ngành dịch vụ sửa chữa ô tô và phân phối phụ tùng, vật liệu có những đặc điểm riêng như: nguyên vật liệu thường có khối lượng lớn, giá trị cao, thời gian dự trữ cao vì đây là ngành đặc thù, tuy nhiên cũng phải có một lượng dự trữ lớn để đảm bảo sản xuất được liên tục, nhằm đáp ứng kịp thời các đơn hàng từ các nhà phân phối. Do đó, hàng tồn kho luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong TSNH của Công ty. Việc dự trữ hàng tồn kho mang lại lợi ích cho Công ty như: chủ động được trong dịch vụ sửa chữa, được hưởng chiết khấu thương mại nếu mua với số lượng lớn, xây dựng tín nhiệm cho Công ty về việc luôn có khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm cần thiết. Tuy nhiên việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí lưu kho hơn và hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Do đó cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho để thấy được khả năng sử dụng linh hoạt vốn lưu động của Công ty. Ta dùng các chỉ tiêu để đánh giá hàng tồn kho gồm: vòng quay hàng tồn kho và chu kỳ lưu kho.

Vòng quay hàng tồn kho hay có tên gọi là hệ số lưu kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kì để tạo ra doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho trong ba năm trở lại đây có xu hướng tăng dần. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho là 2,14 có nghĩa trong năm, hàng tồn kho của doanh nghiệp phải quay 2,14 vòng mới tạo ra doanh thu. Mặc dù, năm 2012, Công ty bán được nhiều hàng hơn, giá vốn hàng bán tăng lên 3,19% tuy nhiên hàng tồn kho của năm 2012 cũng tăng một khoảng gần bằng với giá vốn hàng bán là 2,87% nên vòng quay hàng tồn kho chỉ tăng nhẹ 0,01 vòng so với năm 2011. Sang năm 2013, hệ số lưu kho tăng nhẹ lên 0,48 vòng so với năm 2012. Chỉ tiêu này tăng lên phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với năm trước. Lượng hàng tồn kho bắt đầu giảm dần sẽ khiến

168 167 137 2.13 2.14 2.63 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

năm 2011 năm 2012 năm 2013

chu kỳ lưu kho vòng quay hàng tồn kho

Vòn

g

Ng

nguồn vốn không còn bị đọng trong hàng tồn kho mà sẽ được sử dụng vào các mục đích khác dẫn đến làm tăng tốc độ luân chuyển vốn của Công ty. Tuy nhiên, để biết được vòng quay hàng tồn kho so với các doanh nghiệp cùng ngành ở mức cao hay ở mức thấp thì ta so sánh với 2 Công ty cùng ngành ở bảng 2.11. Đối với, Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng. Vòng quay hàng tồn kho là 1,84 thấp hơn so với Công ty là 0,79 vòng. Ở Công ty cổ phần dịch vụ ô tô hàng xanh là 5,24 vòng nhiều hơn so với Công ty là 2,61 vòng. Điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho tại Công ty năm 2013 là ở mức trung bình. Việc nới lỏng chính sách tín dụng giúp Công ty bán được nhiều hàng hóa hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, nhưng lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng sẽ khiến Công ty phát sinh nhiều loại chi phí như: chi phí cơ hội, chi phí quản lý và thu hồi nợ. Vì vậy Công ty cần có chính sách tín dụng và chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, kết hợp với các yếu tố của thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần ô tô ASC (Trang 52)