6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2 Kiểm soát nội bộ về việc lập dự toán chi phí sản xuất trong doanh
Ngoài ra KSNB chi phí sản xuất còn nhằm mục đích đảm bảo độ tin cậy của các thông tin kế toán về chi phí sản xuất cũng nhƣ đảm bảo việc thực hiện các chế độ kế toán hiện hành về hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
1.3.2 Kiểm soát nội bộ về việc lập dự toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Lập dự toán chi phí sản xuất nhằm xác định toàn bộ chi phí để sản xuất một khối lƣợng sản phẩm đã xác định trƣớc. Chi phí để sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí NLVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. KSNB việc lập dự toán chi phí sản xuất là xem xét dự toán chi phí sản xuất đƣợc lập trên cơ sở có hợp lý và đảm bảo đúng quy định , có xảy ra những gian lận hay sai sót trong quá trình lập dự toán hay không.
a/ Kiểm soát nội bộ về lập dự toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí NLVLTT phản ánh tất cả các chi phí NL,VLTT cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất đã đƣợc thể hiện trên dự toán khối lƣợng sản phẩm sản xuất. Để KSNB việc lập dự toán chi phí NLVLTT cần kiểm soát về các khía cạnh sau:
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra 1 sản phẩm: Để KSNB định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần phải KSNB trên cả hai mặt về lƣợng và về giá nguyên vật liệu.
Về lƣợng nguyên vật liệu: cần xem xét việc lập định mức về lƣợng nguyên vật liệu trên cả ba khía cạnh: nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm, hao hụt cho phép và lƣợng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng có
đúng nhƣ các doanh nghiệp cùng ngành hay không, hoặc có đúng với số liệu của các kỳ trƣớc không, nếu có sai lệch cần tìm hiểu nguyên nhân có chính đáng không hay là do doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận.
Về giá nguyên vật liệu: Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là: giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán) và chi phí thu mua nguyên vật liệu. Để KSNB định mức nguyên vật liệu về giá cần kiểm tra các chứng từ phát sinh trong quá trình mua hàng nhƣ: Hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập kho của những kỳ trƣớc.
Đơn giá xuất vật liệu: thông thƣờng đơn giá xuất vật liệu ít thay đổi, để KSNB đơn giá xuất vật liệu, cần biết đƣợc doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho nào; phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, nhập sau xuất trƣớc, giá đích danh hay đơn giá bình quân.
Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán: cần xem xét doanh nghiệp xác định mức độ dự trữ nguyên vật liệu có phù hợp không bằng cách căn cứ vào chất lƣợng vật liệu cũng nhƣ kế hoạch sản xuất.
b/ Kiểm soát nội bộ về lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí NCTT cung cấp những thông tin liên quan đến quy mô của lực lƣợng lao động cần thiết cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lƣợng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí hoặc bị động trong sử dụng lao động, và là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất.
Nhƣ vậy, KSNB tốt dự toán chi phí NCTT cần kiểm tra đơn giá tiền lƣơng của công nhân trực tiếp sản xuất và mức hao phí lao động để sản xuất 1 sản phẩm.
Đơn giá tiền lƣơng của công nhân trực tiếp sản xuất: cần kiểm tra mức lƣơng cơ bản và các khoản phụ cấp nhƣ BHXH, BBHYT, KPCĐ và BHTN doanh nghiệp có áp dụng đúng với quy định của nhà nƣớc không.
Mức hao phí lao động để sản xuất 1 sản phẩm: kiểm tra xem có biến động so với kỳ trƣớc hay không, nếu có biến động nhiều cần tìm nguyên nhân do trình độ tay nghề công nhân kém hay do sản phẩm kỳ này phức tạp hơn để có biện pháp kiểm soát tốt việc lập dự toán chi phí NCTT.
c/ Kiểm soát nội bộ về lập dự toán chi phí s n xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung là một khoản mục phức tạp, và đƣợc xem là một nơi tập trung chủ yếu nhằm giảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Vì vậy, KSNB chi phí SXC có vai trò lớn trong công tác KSNB dự