0
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh cịn bộc lộ những hạn chế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH(170T FULL) (Trang 113 -113 )

c) Kinh nghiệm của Đài Loan

3.7.2. Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh cịn bộc lộ những hạn chế

- Chính sách về liên kết chưa hồn thiện, đồng bộ.

- Việc tổ chức thực hiện về quán triệt chủ trương, chính sách liên kết; việc tổ chức tạo sự gắn kết các nhà…chưa tốt. Do vậy, các Nhà chưa cĩ nhận

thức, hiểu đầy đủ về chủ trương, chính sách liên kết.

-Cơ sở hạ tầng (giao thơng, thủy lợi…) cịn hạn chế, gây khĩ khăn và cản trở phát triển sản xuất kinh doanh của các Nhà, cũng như tạo điều kiện gắn kết các Nhà với nhau.

- Cơng tác quy hoạch cịn nhiều hạn chế, bất cập.

- Trình độ học vấn, chuyên mơn của các Nhà cịn thấp, hạn chế (kể cả nhà khoa học ở địa phương, người trực tiếp gắn với sản xuất kinh doanh nhà nơng)

- Mối liên kết chưa thực sự bền chặt một phần do nguyên nhân giữa các Nhà chưa cĩ sự tin tưởng với nhau.

- Trình độ, nguồn lực của các Nhà cịn nhiều hạn chế, khĩ khăn.

Đối với Nhà nơng

- Nguồn lực cịn hạn chế (nhất là quy mơ đất đai), do đĩ sản xuất chủ yếu chủ yếu cĩ quy mơ nhỏ, manh mún từ đĩ hạn chế đến sự liên kết với các Nhà (nhất là liên kết chính thống).

- Nguồn lực về vốn, tư liệu sản xuất cơ bản cịn hạn chế, lạc hậu từ đĩ gây khĩ khăn cho sự tham gia liên kết các nhà.

- Sự trợ giúp, hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các Nhà khác cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đối với Nhà khoa học

-Trình độ của Nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật ở cơ sở vẫn cịn hạn chế. - Vốn đầu tư cho khoa học nĩi chung, nghiên cứu và triển khai chuyển giao KHKT cịn ít, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Trang thiết bị cịn phục vụ cho nghiên cứu khoa học cịn thiếu và lạc hậu.

- Chế độ, chính sách, sự hỗ trợ, trợ giúp đối với Nhà khoa học cịn thấp; chưa cĩ sự khuyến khích, hỗ trợ Nhà khoa học trong việc tham gia liên kết với các Nhà (lợi ích của Nhà khoa học hầu hết là từ kinh phí các chương trình, đề tài, dự án).

Đối với Doanh nghiệp

-Trình độ, năng lực chuyên mơn (nhất là cán bộ kỹ thuật) vẫn cịn hạn chế.

- Nguồn lực về vốn cịn hạn chế, khĩ khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh, cũng như mở rộng và tăng cường liên kết với các Nhà.

- Khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp cịn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, từ đĩ ảnh hưởng đến sự liên kết của Doanh nghiệp với Nhà nơng.

- Chính sách hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành…chưa đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp.

Hạn chế cơ bản nhất trong liên kết bốn nhà ở Trà Vinh là sự chia sẻ lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp, nơng dân khơng bán hoặc chỉ bán một phần sản phẩm cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp trì trệ

trong việc mua sản phẩm của nơng dân khi giá cả xuống. Điều này đã tạo ra sự thiếu lịng tin lẫn nhau nên sự e dè trong liên kết là điều tất yếu.

Nhận thức thị trường của nơng dân cịn hạn chế, nơng dân chỉ tập trung vào sản xuất và bán hàng. Vì vậy, họ muốn làm thế nào bán hết sản phẩm càng nhanh càng tốt mà chưa nghĩ đến việc tạo ra những sản phẩm cĩ chất lượng để tạo thị trường bền vững, lâu dài. Bên cạnh đĩ, năng lực và quy mơ sản xuất của nơng dân và các tổ chức kinh tế hợp tác cịn nhiều hạn chế. Đây chính là vấn đề khĩ khăn của người nơng dân, bởi vì vị thế trên thị trường của người nơng dân luơn ở thế bất lợi so với người mua - doanh nghiệp. Với lượng sản phẩm nhỏ nên khơng kích thích người mua liên kết do chi phí thu mua cao. Hơn nữa, do năng lực sản xuất của nơng dân hạn chế nên thường tạo ra sản phẩm với chất lượng khơng cao nên chi phí trung gian sẽ tăng lên. Mặc dù dưới sự hỗ trợ của Tỉnh trong việc phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mơ sản xuất nhưng chất lượng hợp tác chỉ mới dừng lại ở dạng sơ khai, chủ yếu là hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật sản xuất. Trong khi đĩ, liên kết với nhau trong gĩp vốn sản xuất, mở rộng diện tích, cùng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, hợp tác tìm kiếm thị trường đề tiêu thụ sản phẩm cịn hạn chế, cho nên năng lực sản xuất chưa được phát huy, nên làm hạn chế khả năng liên kết với doanh nghiệp.

Ở tỉnh Trà Vinh, cán bộ địa phương mặc dù cĩ quan tâm và nhiệt huyết cho vấn đề liên kết. Tuy nhiên, năng lực thị trường và tính năng động trong hỗ trợ thực hiện liên kết cịn hạn chế. Hơn nữa, Chính quyền địa phương hầu như thiếu khâu cung cấp thơng tin cho cả nơng dân lẫn doanh nghiệp, cũng như chủ động mời gọi doanh nghiệp đến với địa phương. Điều này làm giảm động lực liên kết của doanh nghiệp với nơng dân.

Đối với nhà khoa học ở Trà vinh cịn thiếu quá nhiều, Tỉnh đã chủ động kêu gọi các nhà khoa học ở các Trường, Viện…, nhưng sự vấn thân vào việc nghiên cứu và thúc đẩy mối liên kết này, tuy nhiên, cĩ rất nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan làm cho các nhà khoa học khơng sẵn lịng hợp tác để nghiên cứu, đĩ là thủ tục thanh, quyết tốn quá phức tạp.

Khối lượng nơng sản được ký kết hợp đồng tiêu thụ ở Trà Vinh cịn chiếm tỷ lệ rất thấp. Quyết định 80 đã đề ra mục tiêu: mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hố để đến năm 2010 cĩ trên 50% sản lượng nơng sản hàng hố của một số ngành sản xuất hàng hố lớn được tiêu thụ thơng qua hợp đồng. Thế nhưng, đến nay, mục tiêu 50% sản lượng nơng sản được tiêu thụ thơng qua hợp đồng là nhiệm vụ khĩ khả thi.

Tình trạng phá vỡ hợp đồng cịn xảy ra khá nhiều đối với hầu hết các loại nơng sản hàng hố. Gần đây, ở tỉnh Trà Vinh cĩ hiện tượng doanh nghiệp bội tín, nơng dân lỗ nặng, 153 nơng dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè hợp tác sản xuất với cơng ty lúa giống 9 Táo đĩng tại xã Sơng Lộc, huyện Châu Thành, theo hợp đồng, cơng ty bán giống cho nơng dân với giá 11.000đ/kg nếu trả tiền trước và 13.000 đ/kg nếu phải trả sau. Đồng thời, cơng ty hứa mua lại lúa của dân giá 5.200 đ/kg. Nhưng do giống của cơng ty bị lẫn tạp nhiều nên tốn cơng khử và khơng bảo đảm chất lượng, cơng ty chỉ mua lại theo giá thĩc thịt 2.800 - 2.900 đ/kg. Tình trạng ép cấp, ép giá của các doanh nghiệp thu mua hàng nơng sản diễn ra phổ biến làm cho nơng dân sản xuất bị thiệt thịi. Đối với hộ nơng dân, chủ trang trại, hiện tượng khơng thực hiện hợp đồng cũng diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các loại nơng sản hàng hố, nhất là khi thị trường cĩ biến động về giá cả hàng nơng sản.

Hợp đồng tiêu thụ nơng sản thực hiện khơng đều giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh, chủ yếu diễn ra với một số nơng sản xuất khẩu chủ lực và ở các vùng sản xuất hàng hố tập trung. Cịn các vùng khác về cơ bản tiêu thụ hàng nơng sản vẫn diễn ra tự phát thơng qua thương lái, chủ nậu, chủ vựa, chợ nơng thơn nên khơng ổn định.

Chưa hình thành mơ hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cho từng hàng nơng sản, từng vùng sản xuất nên chưa cĩ cơ sở để tổng kết nhân rộng, cĩ thể nhận thấy một điều từ thực tế ở tỉnh Trà Vinh: hầu như việc liên kết giữa các chủ thể đều do thị trường quyết định.

Tổ chức khoa học giữ vai trị rất quan trọng trong quá trình liên kết. Tuy nhiên cho đến nay, số đơng các cơ quan khoa học ở Trà Vinh vẫn lúng túng khi thực hiện liên kết “bốn nhà”. Vẫn cịn thiếu vắng các cơ quan hay tổ

chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu.

Cĩ rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế trên. Cĩ thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Các doanh nghiệp và đặc biệt là hộ nơng dân chưa nhận thức đúng về sự cần thiết và lợi ích của liên kết kinh tế trong phát triển sản xuất nơng sản hàng hĩa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong thời gian qua cịn mang nhiều sắc thái của việc giải quyết chính sách xã hội, chưa phải là một địn bẩy kinh tế trong kinh tế thị trường. Đĩ là chưa kể đến chuyện “hình thức” của hợp đồng mà tỉnh chưa quản lý được như doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nơng sản để hưởng một số chính sách “ưu đãi” của địa phương. Một số doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng là nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước, của tỉnh, nên việc ký hợp đồng mang tính gị ép, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của quá trình phát triển kinh tế, từ lợi ích kinh tế nên việc gắn kết với người sản xuất cịn rời rạc, thiếu chặt chẽ.

Các ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm giữa các bên trong hợp đồng chưa được pháp lý hĩa. Phần lớn các hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nơng dân đều khơng cĩ các điều khoản ràng buộc; thỏa thuận giữa các bên với nhau mang tính chất như một bản ghi nhớ, chưa phải là hợp đồng kinh tế. Do hạn chế về trình độ học vấn và tư tưởng ham lợi trước mắt, khơng tính tốn được chiến lược lâu dài cũng như do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật nên “Nhà nơng” rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết. Họ chưa quan tâm thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết dẫn đến số lượng, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao nộp sản phẩm hàng hĩa khơng tuân thủ theo hợp đồng. Tình trạng phổ biến ở Trà Vinh là nhiều hộ nơng dân mặc dù đã ký hợp đồng, nhận đầu tư ứng trước về vốn, vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp, nhưng khi giá sản phẩm trên thị trường biến động, họ bán sản phẩm cho người khác, đơn vị khác với giá cao hơn hoặc cố tình bán sản phẩm cho đơn vị khác để lẩn tránh việc thanh tốn các khoản đã nhận đầu tư của doanh nghiệp, khơng nghĩ đến trách nhiệm với hợp đồng. Khi

thị trường rớt giá, họ lại quay về bán sản phẩm cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng với mình. Về phía doanh nghiệp, cũng cĩ khơng ít doanh nghiệp chưa thật sự tơn trọng hợp đồng đã ký, khơng bảo đảm cả về số lượng và chất lượng vật tư cung ứng cho người sản xuất. Do chưa cĩ những ràng buộc chặt chẽ mang tính pháp lý nên việc xử lý những vi phạm hợp đồng là rất khĩ khăn và chưa cĩ giải pháp hữu hiệu.

Do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, doanh nghiệp phải ký các hợp đồng với hộ nơng dân với một quy mơ chủ thể quá rộng (hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp hiện nay chủ yếu là hộ gia đình, doanh nghiệp rất khĩ khi phải ký hợp đồng với từng hộ nơng dân nhỏ lẻ). Khi cĩ sự cố hợp đồng xảy ra rất khĩ đàm phán thương lượng với chủ thể nơng dân đơng như vậy. Mặt khác với một tín hiệu nào đĩ (như tín hiệu giá cả thị trường) thì sẽ tạo ra sự lan truyền trong số đơng rất nhanh và dễ dẫn đến áp lực cho chủ thể doanh nghiệp. Đĩ là chưa kể doanh nghiệp sẽ phải mất rất nhiều nhân lực và thời gian để đến từng hộ nơng dân ký hợp đồng. Chính vì vậy, với trình độ tích tụ và tập trung sản xuất nơng nghiệp như hiện nay, việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và các hộ nơng dân là kém khả thi.

Doanh nghiệp ở tỉnh Trà vinh cịn yếu và những doanh nghiệp nhỏ, chưa đĩng vai trị trung tâm của mối liên kết. Trong liên kết “ bốn nhà”, vai trị của doanh nghiệp rất quan trọng: doanh nghiệp là người chủ động ký kết hợp đồng với nơng dân và cả các nhà khoa học; hướng dẫn giúp đỡ nhà nơng trong việc định hướng sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất sạch, an tồn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, vốn , vật tư, phân bĩn…Để làm được việc đĩ doanh nghiệp phải cĩ năng lực sản xuất đủ mạnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh nơng sản hiện nay cịn nhiều hạn chế về vốn, cơng nghệ, mạng lưới thu gom và phân phối hàng nơng sản. Bên cạnh đĩ, cịn cĩ hiện tượng một số doanh nghiệp đã lạm dụng độc quyền để ép giá nơng dân, chưa quan tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu.

Do trình độ sản xuất, tập quán sản xuất lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu sản xuất hàng hĩa, tiềm lực sản xuất của hộ nơng dân cịn thấp, thiếu thơng tin thị trường, thiếu các kiến thức về pháp luật nên phần lớn nơng phẩm hàng hĩa

cĩ chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, chưa cĩ thương hiệu; giá cả và thị trường thường xuyên biến động nên việc xác định giá tiêu thụ nơng sản khi ký kết hợp đồng là rất khĩ khăn. Hơn nữa nơng dân ở Trà Vinh cịn mang nặng tâm lý tiểu nơng, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà thiếu tầm nhìn xa, do vậy rất dễ vi phạm hợp đồng khi giá cả thị trường cĩ nhiều biến động.

Thiếu một cơ chế đảm bảo lợi ích hài hịa cho các chủ thể tham gia liên kết, đặc biệt là đối với các nhà khoa học. Đã cĩ khơng ít trường hợp các nhà khoa học đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến sản phẩm, làm lợi hàng chục tỷ đồng, nhưng phần được hưởng của họ hầu như khơng đáng kể.

Những qui định bất hợp lý của Nhà nước trong cơ chế về giá khi thực thi Quyết định 80/2002/QĐ-TTg. Điểm 8, điều 5 của Quyết định này quy định giá sàn trong quan hệ mua bán giữa nhà nơng và doanh nghiệp. Điều đĩ cĩ nghĩa là doanh nghiệp phải mua nơng sản của nhà nơng theo giá sàn khi giá thị trường xuống thấp hơn giá sàn, cịn khi giá thị trường tăng cao hơn giá sàn thì doanh nghiệp cũng phải mua theo giá thị trường. Điều gì sẽ xảy ra khi thực hiện theo cơ chế giá sàn này: khi giá thị trường xuống thấp, nhà nơng bán sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng khi giá tăng cao, nhà nơng vì lợi ích trước mắt lại bán cho bất kỳ ai cĩ giá cao hơn. Doanh nghiệp cũng khơng thể mua theo giá này, hay nĩi cách khác buộc phải vi phạm cam kết với nơng dân vì các hợp đồng đầu ra của doanh nghiệp đã được ký từ trước, nếu tăng giá đầu vào (giá mua nơng sản), doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Điều này dẫn đến cả doanh nghiệp và nơng dân đều bội tín, vi phạm hợp đồng.

Vai trị trọng tài của Nhà nước cịn yếu, nhà nước vẫn chưa tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà. Trong một số trường hợp, các bộ, ngành cịn lúng túng, chưa cĩ chế tài đủ mạnh và phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng, Nhà nước cũng chưa cĩ chính sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết. Ngồi ra, một số lãnh đạo địa phương cịn khơng biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về chính sách liên kết “bốn nhà” nên chưa cĩ sự hỗ trợ tích cực và hợp lý.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH(170T FULL) (Trang 113 -113 )

×