Về nguyên liệu chiết xuất isoflavonoid

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp điều chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây (Trang 67)

Đề tài đã thực hiện khảo sát chiết isoflavonoid từ cả hai nguyên liệu sắn dây khô và sắn dây tươi thu mua ở các tỉnh Hải Dương, inh Bình và hú Thọ. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, sắn dây thu mua ở Phú Thọ cho hàm lượng isoflavonoid và puerarin cao nhất, được đưa vào nghiên cứu.

Đề tài mới chỉ thực hiện những khảo sát và nghiên cứu bước đầu về chiết isoflavonoid và puerarin từ sắn dây, do vậy chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cần có thêm nghiên cứu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu về các tiêu chí như hàm lượng isoflavonoid, thời gian thu hái, độ tuổi của sắn dây khi thu hái, quy trình làm khô dược liệu…

Với sắn khô, đã tiến hành khảo sát các dung môi chiết là các dung dịch ethanol có nồng độ khác nhau và nước. Dung môi ethanol cho hiệu suất chiết cao hơn dung môi nước và có thể chiết kiệt hoạt chất trong dược liệu. Trong các nồng độ ethanol khảo sát, ethanol 60% tỏ ra là dung môi chiết hiệu quả: hiệu suất chiết isoflavonoid đạt 90,61%, cao sau tinh chế có hàm lượng isoflavonoid đạt trên 10%. Kết quả phù hợp với nhiều kết quả đã được công bố trong nước [5] và nước ngoài [41], [45]. Tuy nhiên, theo phương pháp khảo sát, chiết isoflavonoid bằng ethanol thực hiện trong thời gian kéo dài, ngoài sản phẩm chính là isoflavonoid thì không thu thêm được tinh bột.

Với sắn tươi chỉ cần sử dụng dung môi rẻ tiền, không độc là nước để chiết isoflavonoid cho hiệu quả chiết cao đạt 86,18%. Đặc biệt, quy trình chiết xây dựng được hoàn toàn có thể triển khai trên quy mô lớn, kết hợp với quy trình thu tinh bột thường sử dụng trong dân gian. Nguyên liệu được tận dụng tối đa để vừa thu tinh bột, vừa chiết isoflavonoid. Tuy nhiên, nhược điểm của quy trình là chỉ sản xuất được theo thời vụ, vào mùa thu hoạch sắn dây.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp điều chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây (Trang 67)