Phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp điều chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây (Trang 43)

2.3.6.4.Định lượng isoflavonoid trong cao khô: Tiến hành theo phương pháp ghi

34

ình 2.2. Quy trình điều chế cao khô

Vắt Lọc Phun sấy Tinh chế ước ước Rửa sạch, cắt bỏ phần hỏng Cân xác định khối lượng Xay thành bột nhão Vắt Sắn dây tươi Bột nhão Dịch chiết nước Bã ước Dịch gộp Dịch chiết Bã Dịch trong Để lắng qua đêm Gạn Tinh bột Dịch tinh chế Dung dịch đặc (d = 1,1 g/ml) Cao khô Tủa

35

2.3.7. Phương pháp phân lập puerarin và daidzin

uerarin và daidzin được phân lập từ dịch chiết bằng phương pháp thay đổi dung môi. Sản phẩm tinh chế được đo nhiệt độ nóng chảy, giá trị Rf và khẳng định cấu trúc bằng các phương pháp phổ như mục 2.3.8.

2.3.8. Phương pháp xác định cấu trúc puerarin và daidzin

Khẳng định cấu trúc của hoạt chất phân lập được bằng các kết hợp các phương pháp phổ:

2.3.8.1. Phổ hồng ngoại (IR)

Mẫu được nghiền với KBr và phổ hồng ngoại (IR) của sản phẩm được xác định trên máy erkin Elmer đo trong vùng bước sóng 4000 – 400 cm-1 tại Viện Hóa học – Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.3.8.2. Phổ khối lượng (ESI-MS)

Sử dụng máy Varian 320 Ms (Mỹ), nguồn ion hóa ESI tại Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để xác định phổ khối lượng va chạm điện tử của các mẫu tinh chế được, đọc và biện giải phổ chứng minh cấu trúc.

2.3.8.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR) và phổ cộng hưởng từ carbon 13 (13C-NMR)

Sử dụng máy cộng hưởng từ hạt nhân phân giải cao 500MHz, BRUKER AVANCE 500 tại Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR) và phổ cộng hưởng từ carbon 13 (13C-NMR) của các mẫu tinh chế được. Đọc và biện giải phổ chứng minh cấu trúc hợp chất tinh chế được.

2.3.9. Phương pháp xác định khối lượng cắn trong dịch chiết

Lấy chính xác 100 ml dịch chiết, cất quay 95oC đến thể chất cao mềm, cân xác định khối lượng cao được a g. Lấy một phần cao để xác định mất khối lượng do làm khô được kết quả h%, từ đó tính ra khối lượng cắn chiết được theo công thức:

36 Trong đó

W: là khối lượng cắn chiết được (g).

a: là khối lượng cao mềm tương ứng với 100 ml dịch chiết (g). h: mất khối lượng do làm khô của cao mềm (%).

V: thể tích dịch chiết thu được (ml).

2.3.10. Phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô

Cho cốc cân đã rửa sạch vào trong tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C ± 20C trong 1 giờ. Sau đó chuyển vào bình hút ẩm để làm nguội tới nhiệt độ phòng, cân xác định được khối lượng cốc mc. Chuyển mẫu thử vào cốc cân, cân được khối lượng mbđ. Cho cốc đựng mẫu vào trong tủ sấy, sấy tại nhiệt độ 1050C ± 20C. Sau đó chuyển vào bình hút ẩm để làm nguội đến nhiệt độ phòng, cân xác định khối lượng. Cho lại mẫu thử vào tủ sấy và tiến hành như trên cho tới khi mẫu thử đạt khối lượng không đổi a. ẫu thử được coi là đạt khối lượng không đổi, khi chênh lệch giữa 2 lần cân liên tiếp không lớn hơn 0,1% so với khối lượng mẫu thử cân ban đầu đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 50g và không được lớn hơn 0,05% đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 2g. Thời gian giữa hai lần sấy liên tiếp không được nhỏ hơn ½ thời gian sấy lần đầu.

Độ ẩm của mẫu thử được tính theo công thức:

Trong đó

mbđ : khối lượng mẫu ban đầu và cốc mc : khối lượng cốc đã làm khô

37

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp điều chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây (Trang 43)