Quy trình điều chế cao khô gồm những giai đoạn sau:
1.3.3.1. Chuẩn bị dung môi, dược liệu
Dược liệu thường được sấy khô, chia nhỏ đến kích thước thích hợp. Một số dược liệu đặc biệt cần diệt enzym hoặc loại chất béo. Dung môi điều chế cao thường là nước, ethanol, ete ethylic. Để làm tăng độ tan của hoạt chất có thể acid hóa hoặc kiềm hóa dùn môi bằng acid hydrochloric, acid acetic, amoniac, natri hydroxyd.
1.3.3.2. Chiết xuất hoạt chất
Tùy theo bản chất dược liệu và dung môi, tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm cũng như điều kiện trang thiết bị và quy mô sản xuất, có thể sử dụng các phương pháp: Ngâm, ngấm kiệt, chiết xuất ngược dòng hay các phương pháp thích hợp khác.
1.3.3.3. Loại bớt tạp chất
Cần phải loại tạp chất vì chúng thường dễ phân hủy ảnh hưởng đến chất lượng cao thuốc. Trường hợp điều chế cao đặc, cao khô, nếu hàm lượng hoạt chất chưa đủ quy định cũng có thể cũng có thể tiến hành loại bớt tạp chất.
1.3.3.4. Cô đặc và sấy khô
Để điều chế cao thuốc thường phải tiến hành loại dung môi. Dịch chiết được cô đặc đến tỷ lệ dung môi quy định, với cao đặc và cao khô thì sau khi cô đặc,
22
sấy đến độ ẩm không quá 20% đối với cao đặc và không quá 5% đối với cao khô.
1.3.3.5. Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất.
Đối với cao thuốc có quy định hàm lượng, sau khi điều chế phải định lượng hoạt chất, nếu chưa đạt phải điều chỉnh để cao có tỷ lệ hoạt chất đúng quy định.
1.3.3.6. Hoàn chỉnh chế phẩm
Thêm các chất bảo quản chống nấm mốc như acid boric, natri benzoat, nipagin, nipasol. Việc thêm chất bảo quản vào cao thường được thực hiện ở cuối giai đoạn cô đặc [1].