Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 67)

B PHẦN NỘI DUNG

2.2.2.3.Đối thủ cạnh tranh

Về cơ cấu ngành: Trong xu thế hiện nay, tại Việt Nam về lĩnh vực thời trang cạnh tranh khá gay gắt. Hoạt động trong cơ chế thị trường, VTEC phải đối phó với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước về sản phẩm dệt may cùng loại. Các đối thủ cạnh tranh lớn trong nước như: Công ty An Phước, May 10, Nhà Bè, … Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước VTEC còn gặp phải những đối thủ từ nước ngoài mà trước hết là các nước trong khu vực như các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan…. Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về khả năng tự túc nguồn nguyên liệu và phụ kiện có chất lượng cao, có nhiều nhãn hiệu quen thuộc và uy tín trên thị trường thế giới.

Hiện tại, VTEC đang có 6 thương hiệu phục vụ cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau, nhưng phân khúc thị trường thời trang cấp trung vẫn là khu vực tập trung nhiều sự cạnh tranh nhất. Các doanh nghiệp sản xuất hàng cấp trung chiếm khoảng 60% thị phần, 40% còn lại chia đều cho hàng bình dân và hàng cấp cao. Ở phân khúc thị trường cấp trung, cạnh tranh lại càng gay gắt khi có sự tham gia của các nhãn hiệu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Còn đối với phân khúc hàng bình dân thì cạnh tranh ít căng thẳng hơn. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ lẻ trên thị trường, các nhà máy hay những xưởng may gia công. Sản phẩm của họ chủ yếu bán tập trung ở chợ, bán lẻ trên vỉa hè hay những xe hàng rong. Những sản phẩm này chất lượng cũng như hình thức là kém, đa số là không có thương hiệu, nhãn mác. Các doanh nghiệp này sử dụng chiến lược chi phí thấp, sản xuất theo đơn đặt hàng hay sản xuất và bán theo lô.

Về hàng giả: Từ đầu năm 2012 VTEC đã kết hợp với các cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường-TP.HCM và các tỉnh, Cảnh sát Kinh tế kiểm tra nhiều cửa hàng, cơ sở sản xuất đã phát hiện và xử lý vi phạm một số trường hợp, nhưng nhìn chung những sản phẩm giả mà VTEC phát hiện trên thị trường là không nhiều nhưng cũng là tình trạng đáng báo động.

Về hàng nhái: Hiện nay, tại các cửa hàng ngoài (không phải là CỬA HÀNG, ĐẠI LÝ của Tổng công ty) trên thị trường, bên cạnh việc bày bán một số ít sản phẩm sơ mi Việt Tiến đúng còn có rất nhiều sản phẩm sơ mi mang các nhãn hiệu: “Valentino”, “Valentin”, “VT Fashion”, “Vt Vt tien”, “Vientien”, “Victien”, “vieHien”, “viettiep” … đều có thêu chữ “ ” trên túi áo. Nhãn chính, nhãn giá treo và bao bì sản phẩm cũng được nhái gần giống sản phẩm của VTEC rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Về cửa hàng giả: Đây mới là thực trạng đã gây cho VTEC rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua. Đầu năm 2012, riêng trên địa bàn TP.HCM, VTEC đã thống kê có 140 cửa hàng bán hàng may mặt sẵn không phải là cửa hàng, đại lý của Tổng công ty CP may Việt Tiến, trên bảng hiệu chính thì không vi phạm độc quyền nhãn hiệu Việt Tiến, nhưng bảng hiệu nhỏ bên hông thì ghi: “Có bán sản phẩm Việt

Tiến”, “Sơ mi cao cấp Việt Tiến”… bao xốp để đựng sản phẩm có in: ”Cửa hàng Việt Tiến”, ”Đại lý Việt Tiến”, “Cửa hàng bán sản phẩm cao cấp Việt Tiến“… có cả Logo Việt Tiến, catalogue phát cho người tiêu dùng, túi xách chứa sản phẩm: Nhân danh đại lý, cửa hàng của Việt Tiến có in cả Logo Việt Tiến; bên trong các cửa hàng có trưng bày sản phẩm Việt Tiến, tuy nhiên tỷ lệ khoảng từ 10% đến 15%, đồng thời cũng có rất nhiều sản phẩm từ nhiều nguồn gốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau không do Việt Tiến sản xuất nhưng được giới thiệu là sản phẩm xuất khẩu thừa của Việt Tiến. Điều này đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua hàng tại các cửa hàng này.

Điều kiện về cầu: Từ xưa đến nay ăn mặc vẫn luôn là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi con người. Tuy nhiên, ngày nay những bộ quần áo khoác lên mình còn đem lại những giá trị lớn khác nhau đối với bản thân mỗi người. Nền kinh tế đang phát triển, thu nhập của người dân càng ngày càng được cải thiện, vì vậy mà nhu cầu mua sắm quần áo càng ngày càng lớn. Cầu tiêu dùng hàng hoá lớn tuy nhiên cạnh tranh vẫn gay gắt và khốc liệt vì cầu tiêu dùng tuy lớn nhưng được chia ra làm nhiều phân khúc. Việt Tiến có nhiều phân khúc thị trường khác nhau nên việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là không thể tránh khỏi.

Rào cản rút lui khỏi ngành: Đây là những ràng buộc làm các doanh nghiệp khó rút lui ra khỏi ngành. Rào cản đầu tiên phải kể đến ở đây đó là nghĩa vụ đối với người lao động. Việt Tiến nắm giữ rất nhiều lao động, đã giải quyết được rất nhiều việc làm. Nếu công ty rút khỏi ngành, những lao động này sẽ mất việc làm, điều này không những ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình họ. Không những vậy, khi công ty muốn rút ra khỏi ngành may sẵn còn phải đối mặt với rào cản về kỹ thuật, các tài sản cố định, máy móc, công nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 67)