Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 38)

B PHẦN NỘI DUNG

1.2.7.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh

Thông qua nghiên cứu một số tình huống thực tiễn tại các công ty, có thể tổng hợp các khả năng tạo sự vượt trội không ngừng trong tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh vào sáu lĩnh vực: Chất lượng sản phẩm, chất lượng thời gian, chất lượng không gian, chất lượng dịch vụ, chất lượng thương hiệu, chất lượng giá cả [5].

Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được đề cập không phải là chất lượng tiêu chuẩn cần có mà là chất lượng vượt trội. Việc đổi mới phải tiến hành liên tục, đây là phương thức vừa đề chứng minh với thị trường năng lực của doanh

nghiệp vừa làm nản chí đối thủ cạnh tranh.

Chất lượng thời gian: Đổi mới sản phẩm là đi trước một bước. Nhưng không chỉ đi trước một bước mà còn phải đi nhanh. Vì nếu mỗi bước tiến của doanh nghiệp đều bị bắt kịp bởi các đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó cũng chẳng có gì hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đi trước mở đường không đủ nhanh để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường vừa mới khai phá thì các doanh nghiệp đi sau nếu linh hoạt sẽ thừa hưởng việc khai phá thị trường đó với một chi phí thấp hơn.

Chất lượng không gian: Đầu tiên cần quan niệm rõ cửa hàng không phải là để bán hàng mà là một không gian tạo điều kiện để khách hàng đến mua. Chính xác hơn, cửa hàng không phải là nơi trưng bày hàng mà là nơi trưng bày các giá trị gia tăng đặc biệt mà những mặt hàng của doanh nghiệp sẽ đem lại cho khách hàng. Thứ hai, vì cửa hàng là không gian công cộng-không gian mở, nên cửa hàng phải có biểu tượng và phong cách phù hợp với vị thế mà khách hàng muốn có về mình.

Chất lượng dịch vụ: Dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ nét là việc thực hiện những hứa hẹn của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng giá trị gia tăng nhiều hơn các doanh nghiệp khác.

Chất lượng thương hiệu: Chất lượng thương hiệu của doanh nghiệp chỉ bắt đầu khi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đã khẳng vị thế của mình trên thị trường. Và khi chất lượng thương hiệu đã được khẳng định thì mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm dịch vụ lại đảo chiều. Lúc đó chính tên tuổi thương hiệu sẽ lôi cuốn khách hàng tìm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Chất lượng giá cả: Khi doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải trả là phù hợp với mong muốn và thời điểm yêu cầu của khách hàng thì bảng báo giá áp dụng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

1.2.8. Đánh giá năng lc cnh tranh.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng

biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng.

1.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.

Để có một cách đánh giá khách quan hơn, từ kết quả các phân tích và xác định năng lực cạnh tranh, học viên cũng đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành về các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kết hợp tham khảo các tiêu chí để nâng cao năng lực cạnh tranh của TS Lưu Thanh Tâm “Vận dụng các nguyên lý để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các tổ chức (doanh nghiệp)” [4]. Học viên đã xác định được 23 tiêu chí tiêu biểu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may.

Hiện tại các đối thủ cạnh tranh chính của Tổng Công Ty CP may Việt Tiến trong ngành dệt may là: Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước (An Phước), Tổng Công Ty CP May Nhà Bè (Nhà Bè), Tổng Công Ty CP May 10 (May 10). Triết lý kinh doanh mới đề ra 23 nguyên lý để cạnh tranh như sau:

Nguyên lý số 1. Sự tiện lợi cho khách hàng.

Khách hàng lựa chọn tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) bạn bởi vì: Vị trí gần; đề xuất một sự lựa chọn đáng kể các sản phẩm/dịch vụ (SP/DV); tạo khả năng cho họ mua được SP/DV vào thời gian thích hợp.

Nguyên lý số 2. Tính đa dạng của SP/DV.

Họ chọn bạn bởi vì bạn có thể: Cung cấp nhiều lựa chọn SP/DV; đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc v.v.; giá cả nhiều mức; đa dạng chủng loại.

Nguyên lý số 3. Dịch vụ khách hàng.

Họ chú trọng bạn vì bạn có liên quan đến đề xuất: Giao hàng; đóng gói; bán hàng cho trả góp hoặc vay; sửa chữa bảo hành; tư vấn kỹ; tình trạng bảo hành và cho dùng thử.

Nguyên lý số 4. Tiêu dùng cá nhân.

Khách hàng chọn TC/DN bạn là nhờ sự chuyên nghiệp của các chuyên gia bán hàng hoặc nhân viên quan hệ công chúng, đặc biệt nếu như SP/DV: Phức tạp; được thực hiện theo đặt hàng; đắt đỏ.

Nguyên lý số 5. Đặc điểm của SP/DV.

Họ chọn TC/DN bạn là do SP/DV của bạn: Đa chức năng; hoàn thiện; bền chắc; dễ dàng vận chuyển.

Nguyên lý số 6. Giảm giá thị trường.

Khách hàng ưu ái bạn vì thành công trong chính sách giảm giá, mà những đối thủ cạnh tranh chưa thể theo được và không biết làm cách nào.

Nguyên lý số 7. Chất lượng SP/DV.

SP/DV của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh về: Hình dáng bên ngoài; hướng dẫn sử dụng; tính hiệu quả kinh tế.

Nguyên lý số 8. Giá của SP/DV.

Khách hàng chọn TC/DN bạn bởi vì trong điều kiện đa dạng thị trường, thực tế SP/DV của bạn không khác biệt nhiều với các đối thủ cạnh tranh, nhưng bạn thì bán SP/DV với giá thấp hơn.

Nguyên lý số 9. Hình tượng của SP/DV.

Khách hàng chọn SP/DV của bạn, bởi vì chúng: Phù hợp thực tế; có thương hiệu uy tín; có tiếng tăm tốt.

Nguyên lý số 10. Quảng cáo.

Họ chú trọng bạn bởi vì thành công trong quảng cáo qua: Trực tiếp, trực tuyến, các phương tiện thông tin đại chúng – truyền hình, phát thanh, báo và tạp chí, và cả bưu điện; do chính SP/DV, ví dụ như sử dụng bao bì tài liệu quảng cáo.

Khách hàng chọn SP/DV của bạn nhờ: Những mối liên hệ cá nhân với công ty bạn; xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa hai bên; các bên trao đổi thông tin thường xuyên; tính ổn định về hỗ trợ tiêu dùng; tính tiện dụng liên kết đối với cùng chính sách thương mại.

Nguyên lý số 12. Các kênh phân phối SP/DV.

Khách hàng chọn TC/DN bạn, bởi vì bạn đã thành công thiết lập mạng lưới và hình thành các điểm bán hàng thu hút khách hàng.

Nguyên lý số 13. Sự đáp ứng những khiếu nại của khách hàng.

Nếu bạn hoàn toàn biết cách thỏa mãn một cách nghiêm túc, cũng như yêu cầu cao hơn của khách hàng đối với SP/DV của bạn.

Nguyên lý số 14. Sự biến thể của SP/DV.

Bạn biết tạo ra những biến thể tốt hơn cho những SP/DV cần thiết.

Nguyên lý số 15. Độ tương thích của SP/DV.

Bạn hoàn toàn kết hợp SP/DV của mình với những yêu cầu cá nhân của khách hàng.

Nguyên lý số 16. Hình thức phi thương mại của thông tin.

Người ta chọn bạn do họ tin vào: Những cam kết của các nhà hoạt động xã hội, công chúng; cơ quan thông tấn; các tài liệu nghiên cứu khoa học; tin đồn.

Nguyên lý số 17. Bao vì SP/DV.

Bao bì SP cần phải được thiết kế tốt; có tính chất khai thác cao; nhãn hiệu công ty (nhãn hiệu hàng hóa).

Nguyên lý số 18. Chuyển giao SP/DV đến khách hàng.

Khách hàng ưu ái TC/DN bạn là do: Các mẫu quảng cáo; các phiếu đặt hàng nhanh; cộng thêm trúng thưởng; khuyến mãi SP/DV đính kèm; chiết khấu thương mại.

Nguyên lý số 19. Kiểm tra xã hội.

Bạn cần phải cho thấy sự tuân thủ các tiêu chuẩn quy định; trách nhiệm xã hội cộng đồng; công khai tài chính hoàn toàn.

TC/DN bạn chiến thắng vì: Chính sách dự trữ; chính sách giá; giảm giá và khuyến mãi; phối hợp quảng bá; trình bày SP/DV; triển lãm những SP/DV phù hợp nhu cầu.

Nguyên lý số 21. Nghiên cứu thị trường.

Bạn biết sử dụng tri thức để nghiên cứu khách hàng: Về thu nhập; trình độ học vấn của họ; nghề nghiệp đang làm.

Nguyên lý số 22. Trình độ công nghệ.

Khách hàng chọn TC/DN bởi vì bạn ứng dụng và trang bị hiện đại, có chứng nhận bản quyền thương hiệu và khai thác tốt.

Nguyên lý số 23. Tổ chức bán hàng.

Khách hàng tin cậy bạn vì bạn luôn có nguồn dự trữ đầy đủ trong trường hợp cần thiết, kể cả khi người phục vụ phải cung cấp liên tục mà khách hàng chỉ trả chi phí thấp nhất.

Việc áp dụng những nguyên lý nêu trên sẽ giúp các tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp thiết lập chiến lược thành công trong cuộc cạnh tranh thị trường luôn khốc liệt.

1.2.8.2. Phương pháp định tính.

Đầu tiên học viên tiến hành nghiên cứu sơ bộ, khảo sát trực tiếp một nhóm khách hàng để đánh giá các tiêu chí.

1.2.8.3. Phương pháp định lượng.

Sau khi nghiên cứu sơ bộ, sẽ tiến hành nghiên cứu chính thức với số đối tượng phỏng vấn 240 khách hàng. Toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý với phần mềm Excel.

1.2.8.4. Quy trình đánh giá.

¾ Liệt kê các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.

¾ Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và các đối thủ thông qua việc cho điểm từng lợi thế (dùng thang điểm từ 1 đến 5).

¾ Tính tổng điểm của tất cả các năng lực. Chỉ số này sẽ thể hiện năng lực cạnh tranh của công ty mức độ nào trong ngành và so với các đối thủ cạnh tranh.

¾ Khung đánh giá.

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.

“Nguồn: Do tác giả nghiên cứu và đề xuất”

¾ Quy trình nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết. Thực tiễn. Bản hỏi phác thảo. Thảo luận tay đôi. Chỉnh sửa bản hỏi (nếu có). Bản hỏi chính thức. Khảo sát trực tiếp. Làm sạch, mã hóa. Phân tích dữ liệu Soạn thảo báo cáo.

Hình 1.4 Quy trình nghiên cứu.

“Nguồn: Do tác giả nghiên cứu và đề xuất”

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.

Công ty A Đối thủ 1 Đối thủ 2

Điểm Điểm Điểm

23 lợi thế. 1 Æ5 1 Æ 5 1 Æ5

Tổng điểm.

Nghiên cứu sơ bộ

Chương 1 đã trình bày các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh, năng lực lõi, cạnh tranh và hợp tác trong kinh doanh, các công cụ nhằm phân tích, xác định và đánh giá năng lực cạnh tranh. Ngoài ra chương này cũng đã giới thiệu một số

nghiên cứu về tình huống thực tiễn và từđó rút ra một số bài học để đề xuất và xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.

CHƯƠNG 2: THC TRNG NĂNG LC CNH TRANH CA TNG CÔNG TY CP MAY VIT TIN

TI TH TRƯỜNG VIT NAM.

2.1. Giới thiệu chung về Tổng Công Ty CP may Việt Tiến.

Tổng Công ty CP may Việt Tiến được thành lập từ năm 1976, lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, Công ty may Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng công ty CP may Việt Tiến, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 06 xí nghiệp, 22 công ty con và công ty liên kết, với hơn 27,000 CBCNV.

Trải qua một quá trình phát triển không ngừng, Tổng công ty CP may Việt Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. Uy tín của thương hiệu Việt Tiến đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

Tại thị trường nội địa, VTEC hiện có trên 1,344 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhờ chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt nên VTEC đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng nhiều khách hàng thân thiết. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được sự hưởng ứng mạnh mẽ.

Một số thương hiệu hiện có trên thị trường nội địa.

- : Là dòng sản phẩm thời trang công sở nam, với áo sơmi, veston, quần tây, quần khaki, cravat. Đối tượng sử dụng chính là nam giới. Đây là thương hiệu được xây dựng từ khi VTEC mới thành lập, được rất nhiều khách hàng biết đến, có uy tín, là một trong những thương hiệu đứng đầu về thời trang công sở, tại thị trường nội địa.

- : Là dòng sản phẩm thời trang dành cho giới trẻ mang phong

Bóp, dây thắt lưng,... Sản phẩm mang thương hiệu Smart Casual còn khá mới đối với thị trường thời trang trong nước do mới xuất hiện thời gian gần đây.

- Xuất hiện trên thị trường từ đầu năm 2010, đây là thương hiệu thời trang nam ra đời hướng đến phục vụ nhu cầu của người lao động có thu nhập trung bình thấp ở khu vực thành thị và nông thôn, nhằm mục tiêu mở rộng, nâng cao thị phần tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của VTEC.

- : Là dòng sản phẩm thời trang nữ cao cấp dành cho những người

sành điệu có thu nhập cao, sánh ngang với các hãng thời trang nổi tiếng ở các nước như Pháp, Ý, Hồng Kông,...

- : Là dòng sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý. Đối tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội là doanh nhân, nhà quản lý. Sản phẩm thương hiệu này bao gồm: Áo sơmi, quần tây, quần khaki, veston, áo thun, ... ,với nguyên liệu đặc biệt cao cấp, được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt tiên tiến như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ hoàn tất đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội thể hiện được đẳng cấp, sự sang trọng, lịch lãm.

- : Là dòng sản phẩm thời trang nam cao cấp thuộc tập đoàn Perry Ellis Internationl và Perry Ellis Europe của Mỹ được VTEC mua quyền khai thác và sử dụng. Đây là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ. Đối tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội là doanh nhân, nhà quản lý. Sản phẩm thương hiệu này bao gồm: Áo sơmi, quần tây, quần khaki, veston, áo thun, ... ,với nguyên liệu được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt tiên tiến như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ hoàn tất đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội thể hiện được đẳng cấp, sự sang trọng, lịch lãm.

2.2. Phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam. cạnh tranh của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam.

2.2.1. Nhân t bên trong.

2.2.1.1. Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng trong bất kỳ một hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)