B PHẦN NỘI DUNG
1.2.7. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty thờ
trang và bài học rút ra.
1.2.7.1. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty thời trang. trang.
a/ Tập đoàn Benetton của Italy [5].
trang và dệt may. Tên gọi Benetton là một trong những thương hiệu hàng hoá đẳng cấp mang tính đặc thù của Italia. Và các sản phẩm quần áo Benetton chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu vào loại lớn nhất của đất nước này.
Khởi sự 1955 bằng một xưởng tại gia đan áo len với hai nhân công do hai anh em nhà Benetton sáng lập. Điểm nổi bậc của anh em nhà Benetton là họ luôn đón đầu trào lưu thời trang bằng việc nắm bắt và thường xuyên phân tích thông tin thị trường. Do cửa hàng và các đại lý rất nhỏ, không có kho chứa sẵn, vì thế để luôn luôn kịp thời có đủ các sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng, Benetton đã thiết lập quy trình thay kho chứa hàng bằng trao đổi thông tin. Tất cả các cửa hàng phải báo cáo ngay trong ngày tất các mặt hàng bán được để Benetton dự tính việc sản xuất và phân phối đúng theo xu hướng thời trang và trào lưu tiêu dùng.
Năm 1963, Benetton và một thợ nhuộm đã sáng chế ra công nghệ nhuộm sau khi đan, khác hoàn toàn so với cách nhuộm len trước khi đan. Công nghệ này cho phép quay vòng nhanh chóng các sản phẩm trên cơ sở kết nối được hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Do đó, nắm bắt thông tin thị trường và kết hợp với công nghệ mà kể từ giữa thập niên 1960 Benetton có khả năng thay đổi thường xuyên các sản phẩm, ít nhất là mỗi tháng một lần, trong khi các doanh nghiệp khác cần trung bình bốn tháng mới cung cấp cho các cửa hàng nội địa ở Italy một mặt hàng có kiểu dáng và màu sắc mới.
Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh rút ra được từ công ty này là luôn có mặt trên thị trường trong một thời gian dài trước khi các doanh nghiệp khác kịp nắm bắt, phân tích thường xuyên thông tin thị trường để điều hành việc sản xuất và phân phối sản phẩm cho phù hợp là phương pháp mà sau này ngành quản trị kinh doanh đặt tên là JOT (Just on time)-có mặt kịp thời trên thị trường đúng theo yêu cầu khách hàng là yếu tố quan trọng mang đến năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
b/ Công ty Inditex với thương hiệu Zara.
Công ty Inditex của Tây Ban Nha - hãng bán lẻ quần áo thời trang lớn nhất thế giới với thương hiệu Zara. Quảng cáo hàng Zara xách tay bao phủ Facebook, ngập tràn các web bán hàng trên mạng. Công ty vừa thông báo lãi ròng tăng 12% trong
năm 2011-2012, cao hơn dự kiến của giới phân tích, đó là kết quả của chiến lược mở rộng thị trường tại khắp năm châu, trong đó đặc biệt là sức mua lớn từ châu Á [6].
Trước thành công của Zara, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, bí quyết kinh doanh của họ có thể gói gọn như sau:
Khả năng biến hoá những thiết kế trên sàn catwalk thành những trang phục đời thường chính là bí quyết đầu tiên của Zara. Chỉ ngay sau tuần lễ thời trang một thời gian ngắn, khách hàng dễ dàng thấy những phiên bản thực tế của những chiếc váy Christian Dior, Prada có giá hàng ngàn đôla trong các cửa hàng của Zara với giá dưới 100 USD.
Nhưng nếu chỉ có thế thì Zara không khác nào một nhà máy sao chép đại trà đồ hiệu cao cấp. Tuy nhiên cái hay là ở chỗ, Zara làm người yêu thời trang cảm giác gặp được những xu hướng thời trang mới nhất trên một bộ quần áo vẫn mang đậm dấu ấn Zara.
Để đạt được điều đó, Zara phải có tốc độ thay đổi mẫu nhanh đến chóng mặt. Zara tuyên bố chỉ mất hai tuần để phát triển sản phẩm mới và đưa ra thị trường, trong khi các nhãn hàng khác cần trung bình là sáu tháng. Mỗi năm, Zara cho ra mắt 11,000 thiết kế mới. Nếu như sản phẩm đó không bán chạy trong vòng một tuần, nó sẽ được rút khỏi cửa hàng, các đơn đặt hàng bị huỷ bỏ và ngay lập tức, đội thiết kế lại bắt tay vào thiết kế mới. Không có mẫu hàng nào tồn tại trong cửa hàng Zara quá bốn tuần. Chính vì thế, những khách hàng ruột của Zara bị thôi thúc đến cửa hàng thường xuyên. Hàng ngày, các quản lý cửa hàng của hơn 1,000 cửa hàng Zara trên toàn thế giới sẽ thông báo cho đội thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, dòng sản phẩm nào nên giữ, nên thay thế hay khi nào nên có sản phẩm mới. Mỗi sản phẩm của Zara cũng được sản xuất với số lượng nhỏ để dễ thay thế và hạn chế hàng tồn, từ đó có thể giảm được giá thành. Quảng cáo Zara rất ít khi xuất hiện trên tivi. Họ tin rằng quảng cáo mang lại rất ích giá trị. Chính những cửa hàng của Zara là hình ảnh quảng bá có hiệu quả nhất. Và triết lý ấy tính đến thời điểm hiện tại thì hoàn toàn
đúng. Hiện nay, Zara đã có mặt ở cả bốn châu lục, hơn 1,000 cửa hàng và mang lại 80% doanh thu cho cả Inditex [7].
c/ Tổng Công Ty CP May Nhà Bè [8].
Tổng Công ty CP May Nhà Bè (NBC) nằm trong Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành may năm 2010. Không chỉ mạnh xuất khẩu, thương hiệu NBC đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Hiện nay, mạng lưới phân phối của NBC bao gồm hơn 100 cửa hàng chuẩn mực, 105 đại lý và hệ thống các siêu thị lớn rải khắp trên toàn quốc.
Với mục tiêu “Mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới”, NBC ổn định những thương hiệu có sẵn và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mới với sự khác biệt cao. Sự khác biệt đó thể hiện qua những liên kết thiết kế với các chuyên gia nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới nhằm đưa phong cách hiện đại về với làng thời trang Việt và tôn vinh vẻ đẹp của người Việt.
Về phát triển thương hiệu mới, NBC đã liên kết với nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của Ý để du nhập về Việt Nam một phong cách thời trang De Celso lịch lãm, sang trọng và quý phái. Mattana cũng là một dòng sản phẩm mới, với phong cách thanh lịch và hiện đại, phù hợp với mọi đối tượng.
Hiện nay, NBC tiếp tục giới thiệu sản phẩm mới mang tính ứng dụng cao đó là sản phẩm quần tây được ủi ép theo dây chuyền công nghệ cao tạo độ sắc nét và giữ ly quần trong quá trình sử dụng. Hệ thống kênh phân phối được đầu tư với nhận diện chuẩn mực và hiện đại phủ khắp các tỉnh thành, được người tiêu dùng chấp nhận sử dụng và trung thành. Nhà Bè đã nhượng quyền thương hiệu Mattana qua Ý với dòng sản phẩm veston, sơ mi thương hiệu Mattana, đồng thời khai trương cửa hàng Mattana tại Cagliari (Ý). Hợp đồng nhượng quyền này được ký đến 10 năm, đối tác tại Cagliari sẽ kinh doanh veston, áo sơmi và quần tây do NBC cung cấp và bài trí cửa hàng theo phong cách mà “Mattana” đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
d/ An Phước[9].
xuất khẩu cho Nissho Iwai, Itochu, Minoya... là những công ty thời trang hàng đầu của Nhật Bản. Năm 1997, kinh tế khu vực Đông Nam Á bị khủng hoảng, các đơn hàng của công ty bị ảnh hưởng rõ rệt. Vì vậy, “Đàm phán mua bản quyền, khai thác thương hiệu thời trang quốc tế Pierre Cardin là một quyết định táo bạo”. Pierre Cardin chọn An Phước chính là do chất lượng sản phẩm.
An Phước được sử dụng thương hiệu Pierre Cardin trên các sản phẩm may mặc của mình là veston, quần tây, sơ mi, đồ lót nam. Vào thời điểm năm 1997, mỗi chiếc sơ mi mang thương hiệu Pierre Cardin có giá khá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Vì vậy, An Phước đã quyết định “dấn” thêm một bước là khai thác song song thêm nhãn hàng tại thị trường nội địa với thương hiệu An Phước, nhằm hỗ trợ chi phí đầu tư thương hiệu Pierre Cardin. Hàng loạt cửa hàng mang tên An Phước- Pierre Cardin đã bắt đầu xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... Đến nay, hệ thống phân phối của công ty đã lên tới 70 cửa hàng trên khắp cả nước. Không giống với các thương hiệu thời trang khác, thường phân phối sản phẩm thông qua đại lý, công ty An Phước chủ động thuê cửa hàng rồi cử nhân viên của công ty đảm nhiệm. Tất cả các cửa hàng do công ty tổ chức thiết kế thống nhất từ bảng hiệu, nội thất kể cả đồng phục nhân viên đều dựa trên màu sắc quy định của công ty. Hình thức mở rộng này đã mang sản phẩm do công ty An Phước sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách trực tiếp, từ đó có thể lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác.