Nguồn lực về tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 48)

B PHẦN NỘI DUNG

2.2.1.2.Nguồn lực về tài chính

a/ Trích khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, xác định trên cơ sở thời gian hữu dụng ước tính của tài sản và phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Số năm khấu hao cho từng nhóm tài sản như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc 05-30 năm, máy móc-thiết bị 03-10 năm, phương tiện vận tải 03-10 năm, thiết bị văn phòng 03-06 năm.

b/ Mức thu nhập bình quân: Bình quân thu nhập hàng tháng của người lao động năm 2010 là 4,750,000 đồng/người, năm 2011 là 5,500,000 đồng/người. Đây là mức thu nhập trung bình khá so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

c/ Thanh toán các khoản nợ đến hạn: Công ty thực hiện tốt các khoản nợ đến hạn. Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán năm 2010 và 2011, Công ty đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ.

d/ Các khoản phải nộp theo luật định: Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp của VTEC hàng năm bằng 25% lợi nhuận.

e/ Trích lập các quỹ: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và quy định pháp luật.

f/ Dư nợ vay: Tại thời điểm 30/09/2011, tình hình nợ vay của VTEC như sau: Bảng 2.1 Dư nợ vay.

ĐVT: triệu VNĐ

“Nguồn: Báo cáo các khoản dư nợ vay của VTEC 9 tháng năm 2012”

Bảng 2.2 Các khoản nợ vay ngân hàng.

Đơn vị tính: VNĐ

“Nguồn: Báo cáo các khoản nợ vay ngân hàng của VTEC 9 tháng năm 2012”

Khoản mục Dư nợ

Vay ngắn hạn 111,572

Vay ngắn hạn ngân hàng 48,068

Vay đối tượng khác 63,504

Vay dài hạn 5,600

Vay dài hạn ngân hàng 5,600

Vay đối tượng khác 0

Tên Ngân Hàng Số dư nợ vay Thời hạn

Vay ngắn hạn 48,067,750,400

Ngân hàng Á Châu 29,100,115,200 3 – 4 tháng

Ngân hàng Ngoại Thương 18,167,653,200 3 tháng

Ngân hàng Phát triển tỉnh Bình Thuận 800,000,000 Nợ đến hạn

Vay dài hạn 5,600,000,000

Các khoản nợ vay ngân hàng đều với mục đích bổ sung vốn lưu động. g/ Tình hình công nợ hiện nay.

Các khoản phải thu:

Bảng 2.3 Các khoản phải phải thu.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 9T/2012

Phải thu khách hàng 131,845 230,554 260,701

Trả trước cho người bán 15,240 29,670 48,752 Các khoản phải thu khác 21,408 28,550 95,695 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -1,063 -1,099 -1,099 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 167,430 287,675 404,049 “Nguồn: BCKT 2010, 2011, 9T/2012” Các khoản phải trả: Bảng 2.4 Các khoản phải trả. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 9T/2012 I. Nợ ngắn hạn 929,346 1,178,581 1,285,005 Vay và nợ ngắn hạn 235,373 107,604 111,572 Phải trả người bán 330,899 447,193 671,005

Người mua trả tiền trước 92,687 134,852 36,950

Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà Nước 16,029 30,070 38,333

Phải trả người lao động 107,725 193,689 217,907

Chi phí phải trả 9,817 5,626 23,384

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 86,764 193,287 128,054

Quỹ khen thưởng và phúc lợi 50,052 66,259 57,799

II. Nợ dài hạn 38,673 41,861 42,926

Phải trả dài hạn khác 1,808 2,751 2,959

Vay và nợ dài hạn 8,934 5,753 5,600

Dự phòng trợ cấp mất việc làm 26,326 29,431 32,116

Doanh thu chưa thực hiện 1,604 3,926 2,250

“Nguồn: BCKT 2010, 2011, 9T/2012”

VTEC không có các khoản Nợ quá hạn. h/ Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

Các hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn của VTEC không ngừng tăng qua các năm, thể hiện VTEC ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, hàng tồn kho của VTEC đa phần bao gồm nguyên vật liệu (vải bông, sợi...), thành phẩm và chi phí sản xuất dở dang – dễ dàng chuyển hóa thành thành phẩm. Hàng tồn kho được đánh giá là có thể chuyển hóa thành tiền mặt khá nhanh chóng, do đó hệ số thanh toán ngắn hạn là thước đo tốt hơn cho VTEC.

Nợ vay (có lãi suất) chiếm tỷ lệ hợp lý trong tổng nguồn vốn (từ 6% - 7%), trong khi hệ số tổng nợ/ Tổng nguồn vốn dao động trong khoảng 70%.

Đối với các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần dao động ở mức 5%, mức trung bình của các Công ty trong ngành may khác trên thị trường (chỉ tiêu này của GMC – CTCP Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn năm 2011 là 5,7%). ROE và ROA năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010.

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

“Nguồn: BCKT 2010, 2011, 9T/2012” 2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh.

a/ Chi phí kinh doanh.

Các yếu tố chính trong cơ cấu chi phí của VTEC được thể hiện ở bảng sau:

Chỉ tiêu 2010 2011 9T/2012

1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 1.04 1.04 1.10

Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.65 0.62 0.28

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Nợ/Tổng tài sản 69.68% 69.98% 68.78%

Nợ/ Vốn chủ sở hữu 250% 253% 225%

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay hàng tồn kho 6.79 6.67 5.58

Vòng quay tổng tài sản 1.66 1.93 1.47

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận sau thuế/DTT 4.77% 5.19% 4.8%

Hệ số lợi nhuận sau thuế/VCSH 27.72% 34.43% 23.08%

Hệ số lợi nhuận sau thuế/VĐL 46.66% 67.73% 48.71%

Bảng 2.6 Chi phí hoạt động kinh doanh.

Đơn vị: triệu VNĐ

Yếu tố chi phí

2010 2011 9T/2012

Giá trị DTT % Giá trị DTT % Giá trị %DTT

Giá vốn hàng bán 1,953,981 84% 2,876,466 85% 2,517,036 87%

Chi phí bán hàng 135,994 6% 173,586 5% 131,073 4.5%

Chi phí QLDN 132,773 6% 187,690 6% 124,169 4.3%

Tổng chi phí 2,222,748 96% 3,237,742 96% 2,772,278 96%

“Nguồn: BCKT 2010, 2011, 9T/2012”

Nhìn chung, cơ cấu chi phí trên doanh thu qua các năm không có nhiều biến động. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 85% - 87% trên doanh thu thuần, trong đó chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu (vải các loại và các phụ liệu khác). Nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, trong năm vừa qua do tình hình kinh tế và lạm phát cao, giá bông sợi nhập khẩu đã tăng gấp đôi, tuy nhiên VTEC vẫn duy trì tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần ổn định. Bên cạnh đó, với việc áp dụng công nghệ Lean Manafacturing, Việt Tiến đã phần nào hạn chế được việc tránh lãng phí trong quá trình sản xuất.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được giữ ở mức ổn định và hợp lý, do Công ty đã đi vào hoạt động lâu năm và thương hiệu của Công ty đã được biết đến trên thị trường.

b/ Sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ qua các năm.

Cơ cấu doanh thu của VTEC các năm gần đây không có quá nhiều biến động. Doanh thu sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu doanh thu, đây cũng là hoạt động có lợi nhuận cao nhất, do đó kế hoạch của VTEC là đẩy mạnh hoạt động này. Trong 9 tháng đầu năm 2012, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, VTEC vẫn giữ vững kim ngạch xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu đạt 98 triệu USD, doanh thu sản xuất chiếm 80% trong tổng cơ cấu doanh thu. Doanh thu gia công chiếm khoảng 20%, VTEC chủ yếu gia công cho các nhãn hiệu lớn như Nike, Calvin kein, SBS...

Bảng 2.7 Doanh thu sản phẩm dịch vụ qua các năm.

Đơn vị tính: triệu VNĐ

“Nguồn: Báo cáo doanh thu của VTEC năm 2010, 2011, 9T/2012”

c/ Tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Năm 2011, Việt Tiến đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 45% so với cùng kỳ, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

d/ Lợi nhuận.

Bảng 2.8 Lợi nhuận qua các năm.

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 9T/2012

Lợi nhuận sau thuế 110,218 175,463 138,346 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 2,906 9,300 1,946 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 107,312 166,163 136,400

Gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 79,319 127,315 94,610

Lợi ích trong Công ty liên kết, liên doanh 27,993 38,848 41,790

“Nguồn: Báo cáo kết quả lãi-lỗ của VTEC năm 2010, 2011, 9T/2012”

e/ Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của VTEC.

KHOẢN MỤC

2010 2011 9T/2012

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Doanh thu gia công 438,157 18.95% 707,319 20,94% 614,486 21.33% Doanh thu FOB 1,863,636 80.59% 2,657,444 78.67% 2,251,455 78.14%

Nội địa 741,592 39.79% 946,050 35.6% 828,535 36.80%

Xuất khẩu 1,122,044 60.21% 1,711,394 64.4% 1,422,920 63.20%

Doanh thu khác 10,742 0.46% 13,184 0.39% 15,466 0.54%

Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất.

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 +/- 9T/2012

Tổng giá trị tài sản 1,389,098 1,743,741 25.5% 1,961,576

Doanh thu thuần 2,312,535 3,377,947 46.1% 2,881,407

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 102,911 151,713 47.4% 116,698

Lợi nhuận khác 5,347 14,973 180.0% 2,664

Lợi ích trong Công ty liên kết, liên doanh 27,993 38,848 38,8% 41,790

Lợi nhuận trước thuế 136,251 205,534 50.8% 161,153

Lợi nhuận sau thuế 110,218 175,463 59.2% 138,346

Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 107,312 166,163 54.8% 136,400

Tỷ lệ chi trả cổ tức 21% 22.8% 8.5%

“Nguồn: BCKT 2010, 2011, 9T/2012”

Trong năm 2011, với phương châm đẩy mạnh doanh thu bán hàng xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đối với hàng xuất khẩu, VTEC duy trì thị trường xuất khẩu hiện có bằng các đơn hàng chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU. Năm 2011, VTEC đã đạt được mục tiêu, thị trường xuất khẩu được phân bố khá đồng đều, không bị phụ thuộc vào thị trường nào.

Đối với hàng nội địa, VTEC tập trung vào hàng sản xuất trong nước và cố gắng chiếm lĩnh thị trường Nội địa, tiếp tục nâng cấp các cửa hàng và mở rộng kênh phân phối, chọn lọc và thanh lý với một số đại lý và cửa hàng không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh công tác kiểm tra chống hàng gian, hàng giả, quảng bá, tạo sự kiện nhằm tiếp tục xây dựng và quảng bá thương hiệu của VTEC.

Mặc dù nền kinh tế thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn, VTEC vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận rất ổn định. Năm 2011, doanh thu thuần tăng 46.1% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 50.8%, những con số đáng khích lệ trong bối cảnh hiện tại.

2.2.1.4. Nguồn lực về vật chất kỹ thuật.

Hiện VTEC được trang bị 6,000 máy may các loại, có một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến nhất phục vụ cho ngành may gồm những nhãn hiệu nổi tiếng như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Juky, Brother, Kansai, Foxmax, Pegasus… ; 50 giàn máy ủi hơi tại từng đơn vị sản xuất; 30 máy thêu phục vụ cho sản xuất công nghiệp; hệ thống cắt tự động bằng máy tính, hơn 80 máy cắt vải công nghiệp trang bị tại các đơn vị sản xuất; 3 máy tạo sơ đồ máy tính; 25 máy kiểm tra vải công nghiệp; 150 máy dập khuy, đội vận tải cơ giới hơn 20 đầu xe (xe con, xe thùng, xe container); máy phát điện và trạm biến thế; hệ thống tạo mẫu; hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết bị bảo vệ tự động tại các khu vực và nơi sản xuất.

Diện tích mặt bằng nhà xưởng Tổng công ty: 34,259 m2, trong đó: Diện tích sản xuất 30,192 m2, diện tích văn phòng 1,672 m2 diện tích kho 2,395 m2 Ngoài trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty còn có 3 chi nhánh ở: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, 21 xí nghiệp trực thuộc, 12 công ty liên doanh trong nước, 7 công ty liên doanh với nước ngoài.

2.2.1.5. Trình độ tổ chức quản lý.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty CP may Việt Tiến.

“Nguồn: Do tác giả nghiên cứu và đề xuất”

VTEC là đơn vị hoạt động theo mô hình phát triển và tái đầu tư, trong đó với cổ đông chi phối là VINATEX, bộ chủ quản là Bộ Công Thương.

Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng Cổ đông, quản lý toàn bộ hoạt động của VTEC. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy điều hành, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và các

Đại hội đồng cổđông Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Ban Giám đốc Các phòng ban chức năng Các XN, chi nhánh phụ thuộc Các đơn vị HTKD, liên doanh, liên kết

quy chế khác nhằm quản trị và giám sát hoạt động của bộ máy điều hành của VTEC. Hội đồng Quản trị bổ nhiệm một Tổng Giám đốc, một số Phó Tổng Giám đốc, Giám Đốc điều hành theo nhu cầu quản lý và Kế toán trưởng Tổng công ty, Ban kiểm soát. Tất cả sẽ hỗ trợ cho Chủ tịch hội đồng, Ban Lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành hoạt động các phòng ban.

2.2.1.6. Hoạt động Marketing.

a/ Sản phẩm.

Những dòng sản phẩm của VTEC hiện nay có thể phân chia thành những nhóm như sau: Nhóm thời trang công sở, nhóm thời trang trẻ, nhóm thời trang cao cấp, nhóm sản phẩm đồng phục.

Nhóm thời trang công sở:

Đó là dòng sản phẩm sơ mi và quần tây nam mang nhãn hiệu Việt Tiến, đã có thương hiệu từ 30 năm nay. Dòng sản phẩm này gần như chiếm lĩnh thị trường áo sơ mi nam dành cho giới công sở, văn phòng, rất được ưa chuộng. Chất liệu tương đối tốt, mẫu mã và màu sắc rất nhã nhặn, thời gian sử dụng tương đối dài, giá cả hợp lý, được thiết kế rất lịch sự và nhã nhặn phù hợp cho những đối tượng làm văn phòng có thu nhập trung bình, ổn định.

Đây là sản phẩm thế mạnh của mình nên VTEC không ngừng cải tiến sản phẩm về chất lượng, cũng như mẫu mã và màu sắc để đáp ứng nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng. VTEC đã mở rộng dòng sản phẩm phù hợp với khả năng và mức độ nhu cầu khác nhau của mọi người, đó chính là dòng sản phẩm sơ mi Việt Tiến cao cấp hay sơ mi giá cao để phục vụ cho đối tượng có thu nhập tương đối khá, cũng như những khách hàng đã tin tưởng, trung thành với sản phẩm của Việt Tiến có thêm nhiều lựa chọn mới. Với thông điệp gửi đến khách hàng ”S chun mc ca thi trang công s”. Dòng sản phẩm sơ mi cao cấp này được thiết kế trên nền vải có chất liệu đặc biệt, nguyên phụ liệu cao cấp chủ yếu được nhập khẩu từ các nước có nền công nghệ dệt may hiện đại, sản phẩm được dệt từ sợi của Ai Cập với công nghệ tiên tiến, được xử lý hoàn tất với công nghệ đặc biệt tạo cho vải có độ mịn, mềm, ít nhăn, thoáng mát khi mặc. Thoạt nhìn sản phẩm này không khác mấy

so với áo sơ mi Việt Tiến thường, nhưng nếu nhìn kỹ và khi sử dụng sẽ cảm nhận được sự khác biệt qua chất liệu vải mịn màng, thoáng, đường nét may tinh xảo, tạo sự thoải mái và tự tin cho người mặc, từ sự tự tin đó có thể giúp tạo nên phong cách hấp dẫn cho người đàn ông.

Nhóm thời trang “casual”:

Thừa hưởng sử chỉnh chu của Việt Tiến nhưng bổ sung thêm thuộc tính thoải mái và tiện dụng cho người mặc, dễ hòa nhập mọi hoàn cảnh và giao tiếp xã hội. Đây là thương hiệu thời trang tiên phong khơi dậy sức sống mới cho thời trang công sở với các phong cách riêng: Chững chạc nhưng phóng khoáng, thoải mái, tượng trưng cho tinh thần phóng khoáng, ước muốn tự do thoải mái của nam giới mong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 48)