Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Tp.HCM (Trang 64)

V- Cán bộ hƣớng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.3.2. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố

2.3.2.1. Kết quả phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

Nhƣ đã trình bày ở phần kế hoạch phân tích dữ liệu, trong phần này, thang đo nào có hệ số Cronbach‟s alpha nhỏ hơn 0,6 và những biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại bỏ.

Thang đo các thành phần Năng lực cạnh tranh:

Thành phần Năng lực Marketing: có 8 biến quan sát là NLM1, NLM2, NLM3, NLM4, NLM5, NLM6, NLM7, NLM8. Cả 8 biến này đều có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,4. Ngoài ra, thang đo độ tin cậy có hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha là 0,882 (lớn hơn 0,8). Vì vậy, thang đo này đạt yêu cầu và tất cả các biến của thành phần này đều đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. (Xem mục 6.1, Phụ lục 6).

Thành phần Định hƣớng kinh doanh: có 5 biến quan sát là DHKD1, DHKD2, DHKD3, DHKD4, DHKD5. Có 4 biến là DHKD1, DHKD2, DHKD3, DHKD4 có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu lớn hơn 0,4. Biến DHKD5 có hệ số tƣơng quan biến tổng là 0,277 < 0,4; hơn nữa, hệ số Cronbach‟s alpha nếu bỏ đi biến này sẽ tăng từ 0,774 lên 0,806. Vì vậy, ta loại bỏ biến DHKD5 ra khỏi mô hình. Thang đo này chỉ còn 4 biến DHKD1, DHKD2, DHKD3, DHKD4 đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach‟s alpha là 0,806 cho thấy đây là thang đo lƣờng tốt sau khi đã loại biến DHKD5. (Xem mục 6.2 và 7.1, Phụ lục 6, 7).

Thành phần Năng lực sáng tạo: có 4 biến quan sát là NLST1, NLST2, NLST3, NLST4. Cả 4 biến này đều có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu là

lớn hơn 0,4. Nhƣ vậy thang đo này đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach‟s alpha là 0,772 cho thấy đây là thang đo lƣờng rất tốt. (Xem mục 6.3, Phụ lục 6).

Thành phần Năng lực tổ chức dịch vụ: có 4 biến quan sát là NLTC1, NLTC2, NLTC3, NLTC4. Cả 4 biến này đều có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,4. Thang đo này cũng đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach‟s alpha là 0,879 cho thấy đây là thang đo lƣờng tốt. (Xem mục 6.4, Phụ lục 6).

Thành phần Danh tiếng doanh nghiệp: có 4 biến quan sát là DTDN1, DTDN2, DTDN3, DTDN4. Cả 4 biến này đều có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,4; thậm chí nhỏ nhất là 0,781. Thang đo đạt yêu cầu để đƣa vào phân tích nhân tố. (Xem mục 6.5, Phụ lục 6).

Thành phần Văn hóa doanh nghiệp: có 5 biến quan sát là VHDN1, VHDN2, VHDN3, VHDN4 và VHDN5. Biến VHDN3 có hệ số tƣơng quan biến tổng là 0,246 < 0,4; hơn nữa, hệ số Cronbach‟s alpha nếu bỏ đi biến này sẽ tăng từ 0,721 lên 0,776. Vì vậy, ta loại bỏ biến VHDN3 ra khỏi mô hình. Thang đo này chỉ còn 4 biến VHDN1, VHDN2, VHDN4 và VHDN5 đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach‟s alpha lúc này là 0,776 cho thấy đây là thang đo lƣờng tốt sau khi đã loại biến VHDN3. (Xem mục 6.5 và 7.2, Phụ lục 6, 7).

Nhìn chung, hệ số Cronbach‟s Alpha của các thành phần độc lập khá cao, các thang đo đều đạt hệ số này lớn hơn 0,7. Điều này cho thấy, đây là những thang đo lƣờng khá tốt cho những khái niệm đang nghiên cứu.

Thành phần Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: có 3 biến quan sát là NLCT1, NLCT2 và NLCT3. Cả 3 biến này đều có hệ số tƣơng quan biến tổng đạt yêu cầu là lớn hơn 0,4; thậm chí nhỏ nhất là 0,615. Thang đo đạt yêu cầu để đƣa vào phân tích nhân tố. (Xem mục 6.7, Phụ lục 6).

Nhƣ vậy sau khi loại các biến không thỏa mãn ra khỏi mô hình, 31 biến đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố, trong đó 28 biến thuộc thành phần độc lập và 3 biến thuộc thành phần phụ thuộc.

3.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố

Nhƣ đã phân tích ở trên, các biến còn lại của các thang đo sau khi đánh giá độ tin cậy đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố nhằm kiểm định lại sự hội tụ của các biến thành phần. Nhƣ vậy, các biến có cùng khái niệm, cùng giải thích hành vi hay phản ánh thái độ của khách hàng đƣợc đƣa về cùng một nhân tố. Sau đó, các nhân tố này sẽ đƣợc xem nhƣ những biến độc lập để tiếp tục đƣa vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá chung với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích nhân tố EFA về các nhân tố tác động đến Năng lực cạnh tranh của khách hàng

Ta thấy trong bảng KMO and Bartlett’s thì trị số của KMO = 0,784 lớn là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp.Và giá trị sig. trong kiểm định Bartlett‟s <0,05 tức là ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến không có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 2.5: Kết quả phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,784

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2432,757

df 378

Sig. 0,000

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 28 biến quan sát đƣợc phân tích thành 6 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Thống kê Chi - square của kiểm định Bartlett‟s Test đạt giá trị 2432,757 với giá trị sig. của kiểm định là 0,000; Do vậy các biến quan sát có tƣơng quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phƣơng sai trích đạt 63,29% thể hiện rằng 6 nhân tố rút ra giải thích đƣợc 63,29% sự biến thiên của dữ liệu; Do vậy các thang đo rút ra chấp nhận đƣợc. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 6 với Eigenvalues = 1,337. (Kết quả đầy đủ được trình bày ở Phụ lục 8).

Kết quả phân tích nhân tố EFA về Năng lực cạnh tranh động

Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố Năng lực cạnh tranh động

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,693

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 140,218

df 3

Sig. 0,000

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Về Năng lực cạnh tranh: KMO đạt đƣợc là 0,693, Eigenvalue > 1 và tổng phƣơng sai dùng để giải thích nhân tố > 50% (67,751%) thỏa điều kiện của phân tích nhân tố. Nhƣ vậy, kết quả phân tích nhân tố về Năng lực cạnh tranh công ty cho thấy 3 biến quan sát NLCT1, NLCT2 và NLCT3 đều có Hệ số tải nhân tố > 0,5 và dùng để giải thích thang đo Năng lực cạnh tranh công ty là hợp lý. (Kết quả đầy đủ được trình bày Phụ lục 9).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Tp.HCM (Trang 64)