V- Cán bộ hƣớng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
1.4.5. Danh tiếng doanh nghiệp
Danh tiếng của doanh nghiệp từ lâu đƣợc xem là yếu tố sống còn và thành công trong thế giới kinh doanh. Kreps (1990) cho rằng danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng trong lý thuyết hiện đại về sự phát triển của doanh nghiệp. Tadelis (1999, 2002), Mailath & Samuelson (2001), Marvel & Ye (2004) cũng đã chứng minh danh tiếng của doanh nghiệp là một dạng tài sản có giá trị kinh doanh cao. Bên cạnh đó Klein & Leffler (1981) và Horner (2002) đã chỉ ra danh tiếng doanh nghiệp đƣợc tạo dựng từ chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, danh tiếng của doanh nghiệp có ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo nhƣ nghiên cứu của Hongbin Cai & Ichiro Obara (2008), danh tiếng doanh nghiệp có đƣợc từ chất lƣợng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trƣờng (Allen, 1984) và một khi chất lƣợng sản phẩm không đạt nhƣ đã cam kết doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm hay sự trừng phạt nhƣ thu hồi sản phẩm, trả tiền bồi thƣờng cho khách hàng, … Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng là một yếu tố tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp. Theo tiến sĩ Heski Bar-Isaac (2004), việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng, cùng với sự thể hiện của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là hai yếu tố góp phần củng cố và tăng thêm danh tiếng của doanh nghiệp. Cả hai nghiên cứu của tiến sĩ Heski Bar-Isaac (2004) và Hongbin Cai & Ichiro Obara (2008) đều công nhận những thông tin mà khách hàng có về doanh nghiệp phản ánh rõ nét về danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Cuối cùng, giám đốc điều hành (CEO) ở doanh nghiệp là ngƣời có ảnh hƣởng tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp.
Để tạo đƣợc danh tiếng, doanh nghiệp phải đầu tƣ rất nhiều nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình trong suốt quá trình hoạt động, trong đó danh tiếng
mà doanh nghiệp có đƣợc từ lần giao dịch đầu tiên với khách hàng là rất quan trọng (không thể bắt chƣớc và thay thế). Chính vì yếu tố này mà danh tiếng doanh nghiệp đã thỏa mãn yêu cầu của VRIN và trở thành yếu tố của năng lực động của doanh nghiệp.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dƣơng giữa thành phần Danh tiếng doanh nghiệp và Năng lực cạnh tranh động của Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh.