Lý thuyết năng lực động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Tp.HCM (Trang 32)

V- Cán bộ hƣớng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

1.3.Lý thuyết năng lực động

Trong thực tế, môi trƣờng kinh doanh luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải lèo lái các nguồn lực của mình để thích ứng và tồn tại, chính vì vậy lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp liên tục đƣợc phát triển và đƣợc mở rộng trong thị trƣờng động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities). Năng lực của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn

Nguồn lực doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Giá trị Hiếm Khó bắt trƣớc Không thể thay thế

lực để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Theo Teece et al. (1997), năng lực động đƣợc định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh”.

Eisenhardt & Martin (2000) quan điểm rằng: Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhƣ đã nêu ở trên, nguồn lực doanh nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Nguồn lực vô hình thƣờng khó phát hiện và đánh giá nhƣng chúng thƣờng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và thỏa các điều kiện VRIN nên chúng thƣờng là năng lực động của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Từ đó duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Một số nghiên cứu liên quan đến năng lực động:

Với những lý thuyết nêu trên, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Sau đây tác giả điểm qua một số nghiên cứu này.

Các nhà nghiên cứu James Sinkula, William Barker và Thomas Noordewier (1997) của trƣờng đại học Vermont đã nghiên cứu sự tác động của yếu tố định hƣớng học hỏi đến chiến lƣợc marketing mà doanh nghiệp sử dụng. Nghiên cứu phân tích ba thành phần cơ bản cấu tạo nên định hƣớng học hỏi là cam kết của doanh nghiệp với việc học hỏi của các thành viên (commitment to learning), chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision) và có tƣ tƣởng tiếp thu những điều mới từ hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open mindedness). Trong bài nghiên cứu này, các thống kê mang tính định lƣợng đã đƣợc áp dụng phân tích là phƣơng sai đa biến (MANOVA), hệ số tƣơng quan và hồi quy tuyến tính.

- Các chỉ số đƣợc sử dụng phân tích liên quan đến cam kết học hỏi của các thành viên (commitment to learning) gồm:

(1). Ban giám đốc doanh nghiệp quan niệm học hỏi tạo nên lợi thế cạnh tranh (2). Văn hóa học hỏi phản ánh giá trị của doanh nghiệp

(3). Doanh nghiệp quan niệm quá trình học hỏi của mỗi thành viên là quá trình đầu tƣ, không phải là chi phí.

(4). Việc học hỏi của các thành viên doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

- Nhân tố chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision) gồm các chỉ số:

(1). Anh/chị nhận thấy chỉ có một mục tiêu chung trong tổ chức của anh/chị (2). Anh/chị nhận thấy có sự đồng thuận của tất cả các cấp đối với tầm nhìn chung của tổ chức mình.

(3). Tất cả các anh/chị cam kết thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

(4). Mỗi thành viên trong doanh nghiệp là một nhà điều hành hoạt động doanh nghiệp.

- Có tƣ tƣởng tiếp thu những điều mới từ hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open mindedness) gồm ba chỉ số nhƣ sau:

(1). Các anh/chị không ngại phát biểu ý kiến có tính chỉ trích về một khách hàng của doanh nghiệp.

(2). Các thành viên trong doanh nghiệp đều thấy rằng: cách họ nhìn vấn đề thế nào thì trên thị trƣờng họ cũng sẽ xem xét vấn đề theo hƣớng đó.

(3). Anh/chị thƣờng không xem xét dựa trên những nền tảng nào để anh/chị hiểu các thông tin của khách hàng.

Kết quả phân tích từ hồi quy tuyến tính đã khẳng định có sự ảnh hƣởng trực tiếp của định hƣớng học hỏi đến sự thay đổi các chiến lƣợc marketing mà doanh nghiệp đang sử dụng. Việc nâng cao định hƣớng học hỏi sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu Trang T.M. Nguyễn, Nigel J. Barett và Tho D. Nguyen (2004) về mối quan hệ giữa yếu tố chất lƣợng mối quan hệ, trao đổi thông tin và sự nhạy cảm về văn hóa của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với đối tác ở Châu Á và Châu Âu, để duy trì và nâng cao chất lƣợng mối quan hệ với đối tác, doanh nghiệp phải quan tâm đến sự khác biệt trong văn hóa và sự

chia sẻ thông tin. Nghiên cứu cũng đi sâu vào việc phân tích sự ảnh hƣởng mà yếu tố chất lƣợng mối quan hệ đến sự hợp tác lâu dài giữa bên xuất và bên nhập khẩu. Các tác giả sử dụng mô hình với giả thuyết cho rằng có sự tồn tại mối quan hệ giữa chất lƣợng mối quan hệ với hai nhân tố này, với kích thƣớc mẫu ngẫu nhiên n = 288 doanh nghiệp Việt Nam trong đó có số đối tác từ Châu Âu chiếm 134 và từ Châu Á là 154. Kết quả kiểm tra cho thấy chất lƣợng mối quan hệ có ảnh hƣởng đến sự hợp tác kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp và cả hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẽ thông tin góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển mối quan hệ giữa hai bên.

Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tƣơng tác của hai nhân tố khác biệt văn hóa và chia sẽ thông tin đến chất lƣợng mối quan hệ và gián tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhƣng cũng cần phát hiện các nhân tố ảnh hƣởng bao quát hơn nữa khẳng định của tác giả.

Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) thực hiện việc đo lƣờng một số yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng phƣơng pháp định lƣợng. Hai tác giả này nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp là: Định hướng kinh doanh, Định hướng học hỏi, Năng lực marketing, Năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên vì nghiên cứu này chỉ đƣợc kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể nhƣ sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, … do đó không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố doanh nghiệp có thể là yếu tố năng lực động cần đƣợc xem xét để tạo đƣợc mô hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hƣớng thị trƣờng, nội hóa tri thức, …

Một số nghiên cứu khác về các yếu tố có khả năng tạo nên nguồn năng lực động của doanh nghiệp nhƣ định hƣớng thị trƣờng và định hƣớng học hỏi của doanh nghiệp (Celuch et al., 2002), năng lực sáng tạo (Hult et al., 2004), chất lƣợng mối quan hệ, định hƣớng toàn cầu, hợp tác quốc tế, khả năng phản ứng với thị trƣờng quốc tế,…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Tp.HCM (Trang 32)