Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhàn ước trong việc nâng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 76)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.2.5.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhàn ước trong việc nâng

cao HQKT của sản xuất cây cam Sành

- Chính sách đất đai:

Để nhân dân yên tâm sản xuất cam chính quyền địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó cần có chính sách phù hợp để khuyển khích người dân chuyển đổi quỹ đất nhất là đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp và một số diện tích đất rừng sản xuất có đủ điều kiện chuyển sang đất trồng cam.

Các tổ chức, cá nhân không phải nông dân có quyền được thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất đai hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô để

tổ chức phát triển, sản xuất cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá. - Chính sách xã hội:

Cần huy động mọi nguồn vốn có thể tập trung cho chương trình phát triển cây cam, bao gồm cả đầu tư trực tiếp cho việc trồng chăm sóc và xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng cam.

Có chính sách trợ giá về cây giống để khuyến khích nhân dân sử dụng giống tốt, sạch bệnh.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang cần có chính sách cho người dân trồng cam vay trung và dài hạn với chính sách ưu đãi đặc biệt bởi đây là cây trồng mang tính dài hạn.

- Chính sách gắn kết;

Để quy hoạch vùng cam đi vào hoạt động và đạt kết quả tốt cần được sự liên kết của nhiều tổ chức kinh tế xã hội gồm:

Nhà nước: mà đại diện là chính quyền các cấp, các phòng ban chức năng, tổ chức thực hiện, đôn đốc đầu tư và giải quyết các khó khăn vướng mắc theo đúng kế hoạch quy hoạch đã được duyệt. Thuê các chuyên gia đầu ngành của các bộ, các viện, các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu về đất đai, sâu bệnh, giống, phân bón. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoạt động maketing, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lập được thị trường vững chắc.

66

Nhà nông: Tuy trình độ dân trí trong vùng chưa cao, nhưng họ là những người trực tiếp sản xuất và kinh doanh cam, họ phải tự nhận thức, và hiểu hơn ai hết, yêu cầu đối với nhà sản xuất, các hộ nông dân tuân thủ các qui trình cả ở công đoạn trước và sau thu hoạch nhằm sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhà khoa học: Sự thành công trong việc bảo tồn giống gen cam quý, nghiên cứu các quy trình thâm canh, sơ chế, bảo quản phù hợp cho sản xuất, sẽ giúp ích nhiều hơn cho nông dân trong quá trình sản xuất cam.

Nhà doanh nghiệp: Đó là cầu nối trung gian rất quan trọng giữa nhà nông và nhà nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà sản xuất cần quan tâm

đầu ra cho sản phẩm, đây là khâu rất quan trọng, vì nó làm cho quá trình sản xuất luôn ổn định.

Nhà tín dụng (ngân hàng): Do sản xuất cây dài ngày, sản phẩm lâu cho thu hoạch sản phẩm chính, thu hồi vốn chậm, lâu luân chuyển vốn vì vậy quỹ tín dụng cần có những chính sách, quy định kéo dài thời gian trả nợ gốc..

Nhà sản xuất: Khi vùng cam đã có nguồn nguyên liệu, giữa người nông dân và nhà sản xuất nên có những ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cần thoả thuận giá cả, không để người nông dân bị thiệt, bởi chính người nông dân quyết định nên chất lượng sản phẩm.

- Chính sách thông tin về thị trường:

Cần phải được xúc tiến mạnh mẽ nhằm giúp đỡ và định hướng cho nông dân sản xuất. Trước mắt các cấp chính quyền, nhất là cấp tỉnh phải đóng vai trò “bà đỡ” đầu vào và đầu ra cho nông dân.

Tích cực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tại các điểm cũ, tìm thị trường tiêu tại các điểm mới. Mở hội nghị khách hàng

đánh giá tình hình sản xuất, giới thiệu và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, phân tích nhu cầu tiêu thụ từng thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, hướng dẫn nhân dân tổ chức tiêu thụ, tổ chức bán hàng, tại các tỉnh, thành phố.

Xây dựng kế hoạch điều tiết phân phối và bán hàng hợp lý tránh tình trạng xảy ra tranh mua, tranh bán, gây tổn thất cho hộ trồng và kinh doanh cam.

Thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ, giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Sành Hàm Yên và triển khai học tập quy chế đến toàn thể hội viên và

67

người trồng, kinh doanh cam trên địa bàn huyện.

Thực hiện nghiên cứu, khảo sát đánh giá, công bố chất lượng cam Sành Hàm Yên để giúp cho khách hàng nhận biết, phân biệt cam Sành Hàm Yên với các loại cam Sành địa phương khác. Nhằm nâng cao độ tin cậy và sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm cam Sành Hàm Yên

- Chính sách đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật trồng cây ăn quả. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ

cây cam đường cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật.

- Cải tạo đất vườn tạp, bón phân đầy đủ chủ yếu là phân chuồng, trồng xen cây họđậu, làm cỏ theo định kỳđể đất tơi xốp. Phải luôn giữ cho mặt đất

được che phủ, vườn quả che phủ cây đậu đỗ, dứa, khi canh tác trên đất dốc cần xếp theo đường đồng mức nhằm giữ nước, cản dòng chảy, đào rãnh, hố

giữ nước tưới cây. Kỹ thuật đào hố, bón lót, chọn vị trí đặt cây, chăm sóc, bón phân, đốn tỉa cành, phát cây bụi, phòng trừ sâu bệnh…là những yêu cầu cần thiết khi canh tác vườn cam. Cải tạo diện tích vườn tạp, mạnh dạn loại bỏ cây trồng cho năng suất thấp, không ổn định, giống bị thoái hoá, để thay những cây trồng thích hợp cho năng suất cao.

- Chính sách vốn: Tăng cường cho các nông hộ vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lượng vốn cho vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ, tuỳ theo diện tích trồng cây ăn quả của mỗi hộ. Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng, tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong nhân dân: Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể,… các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân thực hiện vay vốn cho phát triển cây cam Sành.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)