Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 30)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ Ủy ban nhân dân (UBND), thống kê xã, hộ sản xuất cây cam Sành. Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất cây cam Sành và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành tại địa phương.

- Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức

điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây cam Sành ở xã một cách tổng quát.

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ

thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

- Phương pháp điều tra hộ:

+ Chọn hộđiều tra:

Trước tiên căn cứ vào đặc thù cũng như tình hình phát triển kinh tế, diện tích trồng cam Sành của từng thôn trong xã, tiến hành chọn ra 3 thôn, thôn có diện tích trồng cam lớn nhất, thôn có diện tích trồng trung bình, và thôn có diện tích trồng cam thấp nhất đại diện cho xã Phù Lưu. Dựa vào số

liệu phân loại hộ gia đình của thôn ở mỗi nhóm hộ khác nhau đó là; trồng ít từ

0,1 - 1ha, trồng trung bình từ 1 - 2ha trồng nhiều lớn hơn 2ha. Cụ thể các thôn

được chọn là thôn Mường, Nà Có và thôn Kẽm. Sau đó phân tổ các nhóm hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình theo cơ sở đánh giá mức sống dân cư năm 2013 của địa phương, mỗi thôn chọn 20 hộ trong đó có 4 hộ giàu, 11 hộ khá và 5 hộ trung bình như vậy tổng số mẫu điều tra là 60 hộ/3 thôn.

20

Từ kết quả thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây cam Sành trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cam Sành của xã Phù Lưu.

Nội dung điều tra:

+ Những thông tin căn bản về hộ: họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số

nhân khẩu, lao động, các lớp huấn luyện kỹ thuật, tập huấn đã qua,… + Đất đai của hộ: diện tích đất trồng cam

+ Các tư liệu sản xuất khác: bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển..phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất…

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: các kết quả thu nhập về trồng trọt (trong đó có cây cam Sành là chủ yếu) chăn nuôi, dịch vụ, thương mại,…

Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan đến tập quán canh tác cũng như thói quen trồng trọt, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cây cam Sành của các hộ trồng cây cam Sành nhiều kinh nghiệm.

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận, sử

dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế. Phương pháp

đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong quá trình khảo sát.

Tại điểm nghiên cứu sau khi tiếp xúc với người địa phương (với UBND xã, Chủ tịch: Hội làm vườn, Hội nông dân xã, tổ trưởng tổ Khuyến nông) đã chọn ra các hộ gia đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của xã và một

đại diện cán bộ của thôn cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình đã được đưa ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia đình, tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao HQKT trong sản xuất cây cam Sành địa phương đã làm. Sau khi thảo luận xong tiến hành thăm vườn hộ đã lựa chọn. Các thông tin bổ sung đã được thảo luận sau khi từ vườn về nhà người nông dân nếu cần thiết.

21

* Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ, tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin, nhập thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)