Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 61)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.5.4.1.Những thuận lợi

Để sản xuất cam Sành có HQKT cao ngoài việc có kinh nghiệm trong sản xuất thì cũng phải có những điều kiện tự nhiên thích hợp, thông qua phỏng vấn 60 hộ nông dân sản xuất cam Sành tại xã Phù Lưu tôi tổng kết

được những thuận lợi đó như sau:

Giống cam cũng là một nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất cây cam, giống cam tốt, phẩm chất cao, cho năng suất cao, sản lượng lớn và khả năng

51 chống chịu với sâu bệnh tốt .

Bảng 3.15: Một số giống cam đã và đang được trồng ở xã Phù Lưu Giống cam Năng suất (tạ/ha) Tổng diện tích (ha) Mức độ đầu Khả năng kháng bệnh Cam Sành 125,5 936,0 Lớn Tốt Cam Đường canh 210 250 Rất lớn Tốt

Cam Chanh 100,5 50,5 Bình thường Kém

(Nguồn: UBND xã Phù Lưu, 2013)

Qua bảng trên ta nhận thấy người dân đa số là đang trồng cam Sành, một số ít khi có nhiều vốn họ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam đường canh với năng suất và giá bán ra thị trường cao hơn. Tuy nhiên cây cam Sành vẫn là cây chủ lực và là cây phát triển kinh tế chính của xã đã được xây dựng thương hiệu năm 2007. Người dân chuyển đổi trồng diện tích trồng cam chanh sang cam Sành vì năng suất cây cam chanh thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém và đặc biệt giá cả lại thấp dẫn đến HQKT không cao.

- Điều kiện nguồn lực:

+ Vốn: do thiếu vốn sản xuất nên nhu cầu vay vốn của người dân để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cao. Cam Sành là loại cây trồng lưu niên và cần một lượng vốn ban đầu lớn chính vì vậy hầu hết các hộ trồng cam đều vay vốn. Vốn đầu tư cho sản xuất cam Sành qua tìm hiểu thấy rằng các hộ

thường dùng để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu.. Thực trạng về nguồn vốn vay của các hộ sản xuất cam Sành tại 3 thôn như sau:

Bảng 3.16: Tổng các nguồn vay vốn các hộđiều tra xã Phù Lưu Nguồn vay Số hộ vay (hộ) Tỷ lệ (%) Lượng tiền vay (1.000đ) Mức vay TB Tỷ lệ (%) Lãi suất (%) NH NN&PTNT 15 48,39 840.000 56.000 25,05 1,00 NH chính sách 7 22,58 340.000 48.571,43 21,73 0,8 NH khác 5 16,13 270.000 54.000 24,15 1,00 Vay ưu đãi 2 6,45 80.000 40.000 17,89 0,9 Vay tư nhân 2 6,45 50.000 25.000 11,18 3,00 Tổng 31 100 1.580.000 100

52

Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 29 hộ tự túc vốn từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm điều tra. Còn lại 31 hộ đều đã từng vay hay đang vay vốn từ các nguồn trên cho việc sản xuất cây cam Sành. Đối với những hộ có vay vốn nguồn vay của họ chủ yếu là từ Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Hàm Yên, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, ngân hàng khác, vay ưu đãi, vay tư nhân…

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến HQKT sản xuất cây cam Sành, khi các hộ sản xuất có đủ vốn đầu tư cho sản xuất thì họ

sẽ có điều kiện đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trang thiết bị phục vụ sản xuất cao hơn hẳn những hộ thiếu vốn sản xuất. Chính vì thế mà năng suất, chất lượng cam cao hơn những hộ thiếu vốn đầu tư sản xuất.

+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (hệ thống giao thông, hệ

thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông thôn..) ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cây cam Sành. Ở xã Phù Lưu, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đường chưa được bê tông hóa hoàn toàn nên rất khó khăn cho việc đi lại mua bán. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng là rất tốn kém,vì vậy để có một hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất cây cam Sành cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và cộng đồng.

- Đất đai phù hợp: Cùng một địa phương nhưng chỉ ở một số thôn là cây cam phát triển tốt cho năng suất cao còn các thôn bản khác thì không do ở đây đất chủ yếu là tầng đất canh tác dày, nhiều chất hữu cơ, thấm nước nhanh,

độ dốc từ 200 – 300. Nguồn gốc hình thành chủ yếu là đá trầm tích và biến chất, khả năng phong hóa nhanh. Đất đồi chủ yếu là đất xám feralit trên nền

đá xít và đá biến chất thích hợp cho phát triển các cây: cây chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

- Cây cam Sành là một cây trồng tương đối khó tính, cần có kĩ thuật chăm sóc tỉ mỉ. Vì vậy trình độ văn hóa của chủ hộ rất quan trọng ảnh hưởng

đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nhóm chủ hộ có trình độ văn hóa cao họ có khả năng tiếp cận thông tin và áp dụng KHKT nhanh nhạy hơn những nhóm chủ hộ có trình độ văn hóa thấp hơn nên mang lại năng suất cũng như chất lượng cao hơn.

53

Đánh giá SWOT cho sản xuất cây cam Sành của nhóm hộ giàu

Điểm mạnh

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Trình độ văn hóa cao, biết áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất. - Có kinh nghiệm trong sản xuất - Thương lái tới thu mua tận vườn - Tận dụng đất đai

- Có điều điện đầu tư sản xuất: giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Điểm yếu

- Thiếu lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản xuất còn chưa tập chung, manh mún.

- Mùa mưa nhiều sâu bênh hại: rệp, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ… phát triển - Bị tư thương ép giá - Quán vật tư tại địa phương còn chưa có sự đầu tư lớn. Cơ hội

- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều các phương thức sản xuất tiên tiến cho hiệu quả cao, các loại cây con giống cho năng xuất cao chất lượng tốt, các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.

- Người dân tham gia các lớp tập huấn về KHKT

Thách thức

- Áp lực cạnh tranh của thị trường ngày càng cao

- Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng cao hơn, khắt khe hơn. - Dân số ngày càng tăng, diện tích đất cho sản xuất ngày càng giảm - Khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn làm cho các hoạt động sản xuất cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

54

Đánh giá SWOT cho sản xuất cây cam Sành của nhóm hộ khá

Điểm Mạnh

- Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi

- Thị trường đầu ra: có thương lái tới mua tận vườn, tiêu thụ rộng

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời.

Điểm yếu

- Trình độ sản xuất chưa cao - Bị tư thương ép giá

- Trình độ văn hóa của người dân còn nhiều hạn chế nên việc ứng dụng KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả chưa cao. - Thiếu vốn sản xuất - Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, việc đi lại gặp nhiều khó khăn Cơ hội

- Khoa học kĩ thuật phát triển

- Người dân được tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cam Sành.

Thách thức

- Giá bán sản phẩm còn thấp, chưa

ổn định

- Giá vật tư giống, đầu vào.. còn cao - Thị hiếu sở thích tiêu dùng đa

dạng và yêu cầu ngày càng cao.

- Thông tin thị trường đến với người dân chưa nhiều, chưa chính xác.

55

Đánh giá SWOT về sản xuất cây cam Sành của nhóm hộ trung bình

Điểm mạnh

- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trường đầu ra: tiêu thụ rộng, dễ tiêu thụ, thương lái tới tận nhà mua.

Điểm yếu

- Người dân thiếu vốn sản xuất - Trình độ VH chưa cao nên khả

năng tiếp cần và ứng dụng KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế. - Thiếu lao động

- Không chủ động được việc tiêu thụ sản phẩm, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường. thương lái.

- Chi phí đầu tư lớn. Cơ hội - Thị trường tiêu thụ rộng, - Thị hiếu sở thích của người dân ngày càng tăng. - Có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích sản xuất. - Mỗi năm xã có mở lớp tập huấn kí thuật cho người dân giúp người dân nắm bắt thông tin sản xuất, kỹ thuật trồng và các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho cây cam Sành.

Thách thức

- Thời tiết nóng ẩm ngày càng phát sinh nhiều loại dịch bệnh gây thiệt hại lớn, khó khăn trong kiểm soát, quản lý.

- Giá các yếu tốđầu vào cao

- Tuy đã có mở lớp tập huấn kỹ

thuật cho người dân nhưng số

lượng lớp ít, thành viên tham gia không thay đổi qua các năm.

3.6. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 61)