Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.6.2.Những mặt còn hạn chế

- Giá vật tư phục vụ sản xuất cây cam Sành liên tục tăng nhanh, đặc biệt là phân bón, thuốc BVTV. Do đó hạn chế trong đầu tư, cây không được chăm sóc bù đắp đầy đủ chất dinh dưỡng sau thu hoạch sản phẩm nên nhanh còi cọc và thoái hoá giống.

- Điều kiện đất đai và địa hình phức tạp không đồng nhất, phần lớn đất phải được cải tạo thâm canh trong sản xuất, công tác thuỷ lợi, tưới nước gặp nhiều khó khăn do địa hình. Hàng năm thường có sương muối vào các tháng 1, tháng 2 gây ảnh hưởng đến sản xuất do ảnh hưởng đến việc ra hoa đậu quả. Do đó đòi hỏi người dân phải có các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp.

- Cây cam Sành luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình trở thành những hộ giàu trong xã. Chính vì vậy hiện tại nhiều hộ gia đình không chú ý đến điều kiện đất đai cụ thể, trồng theo phong trào, thiếu hướng dẫn nên HQKT vườn quả không cao, thậm chí nhiều hộ phá bỏ cây trồng khác

để trồng cam. Đó sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.

- Phần lớn giống cam mà địa phương đang trồng là mua từ người quen và từ trung tâm giống cây trồng. Một số hộ mua từ nơi khác về hoặc từ người

đi bán rong, chính vì vậy giống cây chưa đảm bảo chất lượng. Hiện tại cũng có một số hộ gia đình tự ghép cây giống tuy nhiên mới chỉ ở mức hộ gia đình và phục vụ cho nhu cầu giống của hộ gia đình là chủ yếu, bản thân những người làm giống này cũng chỉ làm theo kinh nghiệm chứ không được đào tạo

57 bài bản có chuyên môn.

- Nhận thức của người lao động trong sản xuất hàng hoá chưa cao, chưa theo kịp với cơ chế thị trường. Lao động chủ yếu chưa được qua đào tạo nên rất hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thâm canh cam Sành.

- Hiện tại địa phương chỉ cung cấp sản phẩm quả tươi chưa có cơ sở

chế biến hay bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Người dân còn khá thụ động giá cả chịu sự chi phối của thương lái, phần lớn sản phẩm người dân đợi thương lái tới tận vườn mua.

- Tâm lý nông dân còn sản xuất manh mún, không dám sản xuất tập trung vì sợ bị rủi ro, hộ gia đình nào cũng trồng trên diện tích nhỏ vì vậy khó khăn trong sản xuất, chăm sóc và thu hoạch.

58

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT SẢN XUẤT CÂY CAM SÀNH TẠI XÃ PHÙ LƯU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)