2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2.4. Tình hình tiêu thụ
Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để
làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.
Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ
37
Bảng 3.7: Sản lượng cam Sành tiêu thụ giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: nghìn tấn STT Tên vùng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Hà Nội 6,5 7,3 7,4 2 Thái Nguyên 2,1 2,3 2 3 Bắc Ninh 1,5 1,3 1,2 4 Hải Dương 1,6 1,7 1,5 5 Quảng Ninh 1,4 1,2 1,9 6 Hải Phòng 3,5 3,6 3,1 7 Thái Bình 1,6 1,8 1,8 8 Nam Định 2,5 2,1 2 9 Ninh Bình 2,1 2,3 2,1 10 Vĩnh Phúc 3,1 3,3 3,3 11 Phú Thọ 2,3 2,5 2,1 12 Tuyên Quang 1,3 1,2 1,5 13 Các tỉnh khác 2,3 2,5 2,8 14 Tổng 31,8 33,1 32,7
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)
Nhìn bảng số liệu ta có thể thấy rằng sản lượng cam Sành tiêu thụ
tương đối ổn định qua các năm. Thị trường tiêu thụ của cam Sành Hàm Yên là các tỉnh phía Bắc, trong đó sản lượng tiêu thụ lớn nhất là 2 thành phốđó là Hà Nội và Hải Phòng. Trong những năm gần đây cam Sành đã bắt đầu xâm nhập
được vào thị trường phía Nam. Điều này chứng tỏ cam Sành Hàm Yên đã có
được chỗđứng ổn định trong lòng khách hàng.
Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ cam Sành của xã thì tôi được biết cam Sành được tiêu thụ qua hai con
38
Hình 3.1: Sơđồ tiêu thụ cam Sành Xã Phù Lưu
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2013)
- Kênh tiêu thụ trực tiếp (kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường, có quán bán hàng và có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì bán cam cho khách hàng
đi đường chiếm khoảng 10%. Nếu bán bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử
dụng trực tiếp.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp (kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn 90% sản lượng cam còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian.
+ Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn mua cam của hộ gia đình, sau đó mang đi bán cho người tiêu dùng. Hình thức bán này chiếm 70% tại địa phương bởi lẽ với các vườn cam có sản lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ
không thể mua hết được, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thời gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch 1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ tập trung.
+ Kênh 3: Người trồng cam bán cho những quán bán cam, hoặc những hộ gia đình bán cam ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu dùng trực tiếp chiếm 5%. Với kênh 1 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng đỡ mất thời gian và bán được một lượng lớn hơn.
Kênh 4: Các thương lái tới tận vườn mua cam của hộ gia đình, sau đó mang
đi bán đổ cho các quán và các quán bán cho người tiêu dùng chiếm 15%. 10%
15%
5%
Nông hộ Người tiêu dùng
Người bán buôn Người bán lẻ Kênh 2 Kênh 1 Kênh 3 Kênh 4 70%
39