Giải pháp về thị trường tiêu thụ cây cam Sành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 69)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.2.1.Giải pháp về thị trường tiêu thụ cây cam Sành

Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm quả theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hệ thống nông dân làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, coi trọng vai trò chợđặc thù, tụđiểm, trung tâm thương mại.

59

chiến lược marketing cụ thể, các tổ chức HTX, hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường để có những giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng cáo cho sản phẩm cam Sành của xã.

Qua điều tra thực trạng cho thấy chủ yếu sản phẩm quả được tiêu thụ

qua kênh gián tiếp, do đó cần tổ chức cho người nông dân trong xã có điều kiện tiếp cận với thị trường tiêu thụ, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng ngoài tỉnh và các thành phố lân cận. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm mà ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ quả. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả tươi của xã đã hình thành nhưng kiến thức về thị trường của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác, mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp để tăng khả năng tiếp thị của các hộ sản xuất cây cam. Trên cơ sở hiểu biết thị trường các hộ tự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và chính sách khuyến khích quy hoạch vùng dự án của địa phương.

Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống để nâng cao vị thế sản phẩm.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để có chiến lược tiếp cận thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường tiêu thụ. Theo dõi giá cả kịp thời

đểđề xuất những chiến lược phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 69)