Phân tích ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.5.2.Phân tích ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản

sn xut cam Sành.

Khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

48

quả kinh tế cao đều cần đến KHKT. Khi người chủđã quyết định sử dụng một lượng vốn lớn để đầu tư thì đồng thời họ cũng phải nhận thức được cần phải làm sao để số vốn đó sinh lời hay nói cách khác là mang lại hiệu quả kinh tế

cao. Vì vậy người chủ hộ rất quan tâm tới việc học hỏi các kiến thức kỹ thuật và tham gia các buổi tập huấn kĩ thuật.

Bảng 3.13: Thông tin về các nhóm hộđiều tra sản xuất cam Sành STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu Hộ khá Hộ TB 1 Độ tuổi TB 42,52 42,37 43,93 2 Lao động TB/hộ Người 3,08 3,06 3 3 Nhân khẩu Người 4,42 4,24 4,2 4 Trình độ học vấn 2 Hộ 2 9 3 4 Hộ 4 15 8 6 Hộ 6 9 4

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2013)

Để đánh giá sự ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến HQKT sản xuất cam Sành, tôi phân loại thành nhóm hộ theo kết quả phiếu điều tra: Nhóm hộđược tập huấn và nhóm hộ không được tập huấn kỹ thuật:

Bảng 3.14: Số lượng các hộ tham gia lớp tập huấn của các hộđiều tra Chỉ tiêu Năng suất BQ (tạ/ha) Số lượng hộ (hộ) Cơ cấu (%) Hộđược tập huấn 111,9 45 75 Hộ không được tập huấn 76,6 15 25 Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy sự khác biệt và ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kĩ thuật đến HQKT sản xuất cây cam Sành. Số hộ tham gia tập huấn là 45 hộ chiếm số đông là 75%, đối với các hộ không tham gia tập huấn kĩ

thuật là 15 hộ chiếm 25% do điều kiện một số hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, bận việc đồng áng không được thông báo thông tin một cách đầy đủ và một số cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác khuyến nông.

Năng suất bình quân khi các hộ không tham gia tập huấn kĩ thuật chỉ

49

hộ nông dân được học về kỹ thuật bón phân, phun thuốc, sử dụng thuốc BVTV và phòng trừ sâu bệnh hai cho cây vì vậy cam của những hộ này sai quả hơn những hộ không được tập huấn kỹ thuật. Với năng suất bình quân/ha cao hơn cùng với việc chăm sóc có kỹ thuật tốt hơn nên chất lượng, mẫu mã

đẹp hơn, giá bán cao hơn nên HQKT là cao hơn. Nhóm hộ không được tập huấn hạn chế hơn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cũng như kinh nghiệm sản xuất chính vì vậy mà HQKT không được cao. Tuy nhiên việc tham gia các lớp tập huấn không hoàn toàn quyết định về HQKT vì không phải tất cả

các thông tin kĩ thuật đưa ra đều phù hợp với điều kiện của tất cả các hộ sản xuất cam Sành và cũng có trường hợp do người tham gia tập huấn do có trình

độ học vấn thấp khả năng tiếp nhận thông tin của mỗi người không giống nhau. Vì vậy mà đối với những hộ tham gia tập huấn HQKT của các hộ cũng không hoàn toàn đồng đều và HQKT còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố

khách quan và chủ quan khác.

Hộp 1: Ảnh hưởng khoa học kĩ thuật đến hiệu quả sản xuất cam Sành tại xã Phù Lưu

Cam Sành là cây trồng quan trọng mang lại thu nhập chính cho gia đình chúng tôi. Gia đình chúng tôi bắt đầu trồng cam từ năm 2000 nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình chứ không bán, đến năm 2005 gia đình tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng trồng thêm 7 ha cam nữa.

Những năm đầu gia đình tôi trồng và chăm sóc cây không đúng cách, sử dụng phân và thuốc hóa học nhiều nên đất đai khô cằn, cây thường bị thiếu nước, năng suất, sản lượng không cao, mẫu mã xấu. Từ khi có các cán bộ

khuyến nông về thôn hướng dẫn giúp đỡ và mở cho chúng tôi các lớp tập huấn về quy trình kĩ thuật sản xuất cây cam Sành, cách phòng trừ sâu bệnh hại, chúng tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và lại không tốn kém. Ví dụ như sử dụng thiên địch nuôi kiến vàng đồng thời tăng lượng phân bón hữu cơ theo hướng giảm phân bón hóa học..v.v.

Ngoài ra gia đình tôi đầu tư mua máy bơm nước, bộ bình phun thuốc sâu nên không phải gánh nước tưới, không phải phun thuốc trừ sâu bằng biện pháp thủ công bình đeo như xưa vì vậy hạn chế được sức lao động rất nhiều.

50

Trước kia khi thu hoạch xong gia đình tôi thường bỏ cây không chăm sóc

đến tận vụ sau. Nhưng từ khi tham gia lớp tập huấn tôi đã có kinh nghiệm hơn, sau mỗi đợt cây cho thu hoạch xong tôi tiến hành làm sạch cỏ dại, cắt tỉa các cành sâu bệnh; quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh; phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách để cây tiếp tục phát triển và cho mùa sau thu được năng suất hơn.

Nhờ những biện pháp trên mà những năm gần đây vườn cam của tôi có sản lương trên 100 tấn, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên giá bán cao, trong khi

đó chi phí sản xuất lại giảm. Từ khi mở rộng trồng cam gia đình tôi có thu nhập tăng lên đáng kể và có hiệu quả cao hơn rất hiều so với việc trồng các cây hoa màu ngắn ngày khác như lúa, ngô, khoai, sắn..v.v.

Tôi thấy cam là loài cây cần chế độ chăm sóc cẩn thận và tỷ mỉ, tôi thấy việc áp dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng cam là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên trong thôn chủ yếu vẫn là đường đất, mùa mưa thì lầy lội rất khó khăn trong việc đi lại mua bán, vì vậy chúng tôi mong rằng nhà nước và chính quyền hỗ trợ xây dựng nâng cấp và cải tạo

đường xá sao cho thuận tiện việc đi lại, mua bán của người dân chúng tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được dễ dàng hơn…

(Anh: Nguyễn Văn Thắng. Thôn Mường. Xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)