Thời kỳ kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 52)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.3.1.2.Thời kỳ kinh doanh

Thời kỳ đầu tư KTCB hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của cây cam Sành của xã ở các giai đoạn tiếp theo, nếu giai đoạn trước đầu tư

còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn nếu không cây cam Sành sẽ

phát triển kém, còi cọc. Sau khi cây cho thu hoạch cây rất cần các chất dinh dưỡng để bổ sung phần mất đi do con người thu hoạch sản phẩm. Vì vậy, các hộ dân cần phải biết đầu tư thâm canh hợp lý cả ở thời kỳ KTCB và TKKD.

42

Bảng 3.9: Tình hình đầu tư chi phí thâm canh cho sản xuất cam Sành trong các hộđiều tra (cam từ 4 – 10 năm tuổi).

ĐVT: 1000 đồng/ha

Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ khá Hộ trung

bình Bình quân 1. Chi phí trung gian

- Phân chuồng 28.163,33 22.915,15 19.438,00 23.073,00 - Phân NPK 5.481,17 4.836,41 3.748,27 4.653,33 - Phân đạm 6.130,67 4.570,94 3.821,00 4.695,44 - Phân kali 4.451,38 3.236,57 3.002,13 3.420,92 - Thuốc trừ sâu 10.233,33 10.126,06 8.229,07 9.673,27 - Thuốc diệt cỏ 583,33 698,79 757,33 690,33 - Vật tư 1.200 956,97 876,67 985,50 - Lãi phải trả 3.740,00 2.613,33 3.816,00 2.946,18 - Vận chuyển 4.362,50 3.518,70 3.619,00 3.712,53 - Phun thuốc sâu 2.363,33 2.371,52 2.056,00 2.291,00 - Thu hoạch thuê 5.770,83 5.527,27 5.113,33 5.472,50 Tổng IC 72.479,88 61.189,89 54.386,80 61.747,11 2. Chi phí lao động - Bón phân 2.289,33 2.146,88 2.172,00 2.183,45 - Tỉa cành 291,67 280,33 307,33 289,33 - Phun thuốc cỏ 1.101,67 1.230,91 1.184,00 1.193,33 - Thu hoạch gia đình 3.675,83 2.944,55 3.291,33 3.177,50 Tổng CP LĐ 7.358,5 6.602,67 6.954,66 6.843,61 3. Chi phí dịch vụ - Khấu hao TSCĐ 955 1.093,79 997,33 1.048,05 Tổng 80.793,38 68.886,35 62.338,79 69.638,77

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2013)

Qua bảng trên ta thấy chi phí thâm canh 1ha cam Sành bình quân là 69.638,77 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian (IC) là 61.747,11 nghìn

đồng (chiếm 88,67%), chi phí lao động là 6.843,61 nghìn đồng (chiếm 9,83%), chi phí phân chuồng là 23.073,00 nghìn đồng chiếm 33,13% tổng IC.

43

Ngoài ra sản xuất cam Sành cần đầu tư về vốn lớn ngoài ra còn đầu tư

lớn về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Ngoài các yếu tố khí hậu, thời tiết, năng suất cây cam Sành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chính là các mức đầu tư thâm canh cho cây trồng. Việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng đến năng suất và HQKT do cây trồng mang lại, vì đầu tư cao quá hay thấp quá cho cây trồng đều có năng suất thấp.

Mặt khác, cây cam Sành là loại cây lâu năm nên giữa các tuổi cây khác nhau cho năng suất và chất lượng khác nhau. Tiến hành nghiên cứu trên các hộđiều tra được nhận trên cùng một lô đất và tiến hành điều tra trên cây trồng có độ tuổi 6 – 8 tuổi. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Nhóm hộ giàu đầu tưđối với cam Sành là 80.793,38 nghìn đồng/ha, đối với nhóm hộ khá là 68.886,35 nghìn đồng/ha, nhóm hộ trung bình là 62.338,79 nghìn

đồng/ha. Nếu đem so sánh với các loại cây trồng ngắn ngày khác như: lúa, ngô, khoai, sắn... thì chi phí sản xuất của cam Sành lớn hơn rất nhiều.

Trong khi đó chi phí trung gian (IC) của cam Sành kinh doanh của nhóm hộ trung bình là 54.386,80 nghìn đồng/ha (chiếm 87,24%), chi phí lao

động 6.954,66 nghìn đồng/ha (chiếm 11,16%), chi phí về phân chuồng là 19.438,00 nghìn đồng/ha (chiếm 31,2%) tổng IC. Chi phí trung gian ( IC) của hộ khá và hộ giàu lần lượt là 61.189,89 nghìn đồng/ha và 72.479.88 nghìn

đồng/ha chênh lệch nhau 11.289,99 nghìn đồng/ha. Chi phí lao động của hộ

khá và hộ giàu là 6.602,67 nghìn đồng/ha và 7.358,5 nghìn đồng/ha. Như vậy, ta có thể nhận thấy rõ một điều tổng chi phí đầu tư của hộ giàu là lớn nhất cả

về IC lần chi phí lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 52)