Giải pháp quản lý chặt chẽ thương hiệ u

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 70)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.2.2.Giải pháp quản lý chặt chẽ thương hiệ u

Năm 2007 cam Sành Hàm Yên đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận thương hiệu ”Cam Sành Hàm Yên”, để có được thương hiệu là một nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương và hội cam Sành Hàm Yên.

Có thương hiệu đã khó, xây dựng thương hiệu còn khó hơn. Nhận thức rõ điều này chính quyền địa phương, hội cam Sành và người nông dân rất có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu, việc làm chủ yếu là nâng cao mẫu mã, hàm lượng dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm. Phòng nông nghiệp kết hợp với hội cam Sành tích cực vận động nhân dân trồng cam theo tiêu chuẩn VIETGAP để sản xuất ra sản phẩm cam đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường vùng cam.

60

Tích cực kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, BVTV, các chủ hộ sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn huyện nhằm hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật độc hại không có trong danh mục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đầu tư cho việc quảng cáo sản phẩm. Theo kế hoạch, tổng kinh phí đầu tư cho quảng cáo trong giai đoạn 2011 – 2015 là 1 tỷ 800 triệu đồng và được phân bố như đồ thị dưới đây:

Hình 4.1:Chi phí đầu tư quảng cáo cho cam Sành giai đoạn 2011 – 2015

Qua biểu đồ ta có thể thấy hoạt động tốn kinh phí nhất là Quảng cáo trên truyền hình. Tiếp theo là thuê các báo viết bài. Kinh phí này hoàn toàn do huyện đầu tư. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương

đến việc phát triển cam Sành. Tuy nhiên, so với chi phí dành cho quảng cáo nói chung thì kinh phí này vẫn còn rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam Sành tại xã Phù Lưu - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 70)