Các giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã thực hiện nhằm tăng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 101)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Các giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã thực hiện nhằm tăng

1. Cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông: Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển giao thông vận tải nhƣ đầu tƣ mở mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đƣờng giao thông. Kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông của tỉnh với hệ thống giao thông quốc gia và mở mới các tuyến giao thông đến vùng sâu, vùng xa; Đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp các bến xe khách, các điểm dừng đỗ xe trên địa bàn tỉnh.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.

3. Công tác định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch: Xây dựng Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách và định hƣớng phát triển phƣơng tiện vận tải để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vận tải nắm và biết đƣợc để định hƣớng và có kế hoạch đầu tƣ, phát triển phƣơng tiện.

4. Công tác chỉ đạo điều hành: Căn cứ chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, các bộ ngành trung ƣơng, UBND tỉnh đã thƣờng xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, các cấp tăng cƣờng việc quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải. Các cơ quan chuyên môn căn cứ điều kiện thực tế tham mƣu với Tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

5. Công tác quản lý, theo dõi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với đơn vị và phƣơng tiện tham gia vận tải: Các ngành chức năng căn cứ chức năng nhiệm vụ đã chủ động quản lý, theo dõi hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải khách nhƣ:

- Sở Giao thông vận tải thông qua việc đăng kiểm phƣơng tiện, thông qua thiết bị giám sát hành trình cũng nhƣ việc ra vào bến và điều hành taxi để nắm đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động của các phƣơng tiện tham gia giao thông; qua việc theo dõi cấp đổi giấy phép lái xe nắm đƣợc tình trạng của ngƣời điều khiển phƣơng tiện.

- Công an tỉnh thông qua việc đăng ký phƣơng tiện cũng nhƣ việc tuần tra xử lý cập nhật đƣợc hiện tình trạng hoạt động của phƣơng tiện.

- Cơ quan Thuế, Tài chính qua việc đăng ký kê khai giá cƣớc và hoạt động tài chính của các đơn vị để điều hành về giá vé hành khách cũng nhƣ các khoản trợ giá.

6. Công tác tuần tra và xử lý vi phạm: Tăng cƣờng việc tuần tra và xử lý vi phạm trên các tuyến đƣờng giao thông, các bến xe nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm của ngƣời trực tiếp tham gia vận tải.

7. Công tác thanh tra và kiểm tra: Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tại các đơn vị vận tải nhƣ:

- Việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh của đơn vị. - Việc quản lý điều hành kinh doanh của đơn vị.

- Việc chấp hành các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc.

- Thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế và tài chính.

3.4. Ƣu điểm, hạn chế bất cập trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với vận tải hành khách bằng ô tô

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)