Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)

5. Kết cấu luận văn

2.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô

Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải khách bằng ô tô Thực hiện nhiệm vụ chính trị Tạo môi trƣờng kinh doanh vận tải Chất lƣợng dịch vụ vận tải Đảm bảo an toàn giao thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện theo Thông tƣ số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải, quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ;

- Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam công bố tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh;

- Sở Giao thông vận tải công bố tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh và phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu kia quản lý hoạt động khai thác vận tải liên tỉnh. Quản lý vận tải khách bằng xe taxi, xe hợp đồng.

- Thực hiện nhiệm vụ chính trị: Giao thông vận tải là mạch máu của quốc

gia. Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng của đất nƣớc. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đƣợc xây dựng ngoài việc đáp ứng đƣợc sự phát triển kinh tế còn phải tạo ra đƣợc một thế trận liên hoàn phục vụ cho công tác quốc phòng toàn dân và thích ứng chiến lƣợc an ninh quốc phòng. Ngoài ra quản lý Nhà nƣớc về vận tải còn phải đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh ổn định, đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự, điều này cũng gián tiếp tạo ổn định về mặt chính trị của đất nƣớc.

- Tạo môi trường kinh doanh vận tải: Trong điều kiện thị trƣờng có sự tham

gia của nhiều thành phần kinh tế thì vai trò quản lý của Nhà nƣớc có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Cùng với sự mở cửa, hội nhập của nền kinh tế. Trong vận tải số lƣợng phƣơng tiện cũng không ngừng tăng nhanh và các doanh nghiệp tham hoạt động ngày một nhiều tất yếu sẽ dấn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây lộn xộn mất trật tự trong vận tải. Mặt khác số lƣợng phƣơng tiện cũ nát, dƣ thừa trong vận tải chiếm khoản 30% số lƣợng phƣơng tiện. Số lƣợng phƣơng tiện này cần phải thanh lý và đổi mới nâng cao chất lƣợng phƣơng tiện. Theo quy định hiện hành, trong quá trình quản lý sắp xếp lại trật tự vận tải cơ quan quản lý nhà nƣớc đã kiên quyết không cấp phép cho số lƣợng phƣơng tiện này tham gia kinh doanh vận tải để đảm bảo cho hành khách đi xe. Nhƣng bất chấp quy định hiện hành và vì mƣu sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các chủ xe này vẫn đƣa xe vào hoạt động, trong quá trình hoạt động bất hợp pháp họ chốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Nếu các cơ quan chức năng phát hiện thì họ chấp nhận tìm cách hối lộ hay còn gọi là “làm luật”. Nhìn về góc độ cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông thì hiện tƣợng này đã làm mất trật tự an toàn vận tải. Cụ thể là các xe không đủ tiêu chuẩn vẫn hoạt động ngoài vòng kiểm soát chạy lòng vòng không vào bến đón trả khách ngƣời ta gọi đây là xe dù.

Một yếu tố nữa cũng tạo nên trật tự vận tải đó là công tác quản lý bến xe. Bến xe là nơi để hành khách lên, xuống và nơi phục vụ hành khách trong khi chờ đợi, cung cấp các thông tin hành khách đi xe. Nếu xét trong toàn bộ quá trình vận tải thì bến xe là nơi để thực hiện một công đoạn của quá trình vận tải. Trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, để phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc đã tiến hành quản lý nhà nƣớc thông qua bến xe. Các quy định hiện hành đã ủy quyền cho bến xe thực hiện một số chức năng quản lý mà cơ quan quản lý nhà nƣớc giao. Điều này đã làm cho bến xe có vai trò quan trọng trong quá trình vận tải. Nhƣng trong thời gian qua bến xe chƣa đƣợc quan tâm đúng mức do đó hệ thống bến xe chƣa đƣợc quy hoạch đồng bộ. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ trong những năm qua đã đƣợc xây dựng mới nhiều, nâng cấp cải tạo phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân. Đa số các bến xe khách chƣa đƣợc đầu tƣ hệ thống nhà chờ, sân bãi, nơi ra vào do đó không thu hút đƣợc hành khách và phƣơng tiện ra vào để đón trả khách. Công tác quản lý bến xe còn nhiều yếu kém và tiêu cực đã gây phiền nhiễu cho chủ phƣơng tiện và hành khách đi xe. Chính vì vậy bến xe chƣa phát huy đƣợc chức năng vốn có của nó đối với quá trình vận tải và chức năng mà cơ quan quản lý nhà nƣớc ủy quyền cho nó.

- Chất lượng dịch vụ vận tải: Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp công tác quản

lý vận tải khách bằng ô tô. Chất lƣợng dịch vụ vận tải thể hiện ở tính tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả ... của hoạt động vận tải. Để đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải chúng ta đánh giá trên các khía cạnh sau:

+ Sự thuận lợi trong hành trình đi lại của hành khách. + Tiện nghi phục vụ hành khách trong chuyến đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất sự thuận lợi trong hành trình đi lại của hành khách. Ƣu diểm nổi bật của vận tải khách bằng ô tô đó là vận tải triệt để, nghĩa là phƣơng thức vận tải này có thể đáp ứng nhu cầu của hành khách là tới tận nơi mình đến vận tải từ cửa đên cửa. Với ƣu điểm của mình vận tải khách bằng ô tô đã chiếm lĩnh đƣợc các thị trƣờng vận tải mà các phƣơng thức vận tải khác không thể vƣơn tới đƣợc. Mặt khác để phục vụ chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đƣa vận tải đến vùng sâu, vùng xa thì vận tải ô tô đã thực hiện đƣợc điều này. Trên thực tế nhu cầu đi lại của hành khách phát sinh tại mọi nơi có phân bố dân cƣ mặc dù ở đó có dân cƣ tập trung hay không tập trung. Việc hoạt động vận tải hành khách nếu chỉ dựa trên thị trƣờng “bột phát” của vận tải thì hoàn toàn chƣa đủ. Kinh nghiệm quản lý hoạt động vận tải trong thời gian qua cho thấy rằng việc khái quát hóa, định lƣợng một cách tƣơng đối nhu cầu sẽ giúp cho quá trình quản lý đạt hiệu quả hơn. Căn cứ vào nghiên cứu đó việc tổ chức vận tải hành khách đƣợc thiết lập theo một mạng lƣới vận tải. Đối với các nhu cầu vận tải phát sinh mà điểm đi và điểm đến tại các vùng dân cƣ tập trung thì việc tổ chức vận tải sẽ thuận lợi. Ngƣợc lại các nhu cầu vận tải phát sinh tại những nơi không tập trung dân cƣ nhƣ các vùng xa xôi hẻo lánh thông thƣờng một chuyến đi của hành khách phải thực hiện theo chặng. Khi đó công tác tổ chức phối hợp vận tải hành khách có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thuận lợi hành trình đi lại của hành khách.

Thứ hai tiện nghi phục vụ hành khách trong chuyến đi đặc biệt đối với vận tải hành khách liên tỉnh hành trình thời gian dài thì tiện nghi phục vụ trong chuyến đi giúp giảm bớt sự mệt mỏi và căng thẳng cho hành khách đi xe. Hiện nay các tiện nghi phục vụ hành khách mới ở mức sơ khai chƣa thể hiện đƣợc tính văn minh trong vận tải hành khách.

Nhƣ chúng ta đã biết, chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách trong chuyến đi không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng phƣơng tiện vận tải hành khách mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức phối hợp để phục vụ hành khách trên chặng đƣờng, sau mỗi chặng đƣờng nhất định hành khách phải đƣợc nghỉ ngơi và giải quyết nhu cầu cá nhân. Nên một trong những nguyên nhân khiến cho vận tải hành khách bằng ô tô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của chúng ta chƣa thực hiện đúng vai trò của nó một phần cũng là do chất lƣợng dịch vụ vận tải.

- Đảm bảo an toàn giao thông đây là vấn đề quan tâm của các nƣớc trên thế

giới và là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt mạnh mẽ nhằm kiềm chế sự gia tăng tai nạn giao thông.

Yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến an toàn giao thông bao gồm:

+ Kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập nhiều tuyến đƣờng đã đƣợc mở mới, nâng cấp, cải tạo nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc sự gia tăng phƣơng tiện, mật độ giao thông, tốc độ xe chạy đƣợc nâng cao nhƣng tiêu chuẩn an toàn giao thông chƣa hiện đại vẫn chủ yếu là dòng xe hỗn hợp, không tách đƣợc các dòng xe cơ giới và dòng xe thô sơ, nút giao thông liên tục chủ yếu là giao cắt đồng mức, tầm nhìn hạn chế vùng dân cƣ phát triển dọc và sát các trục đƣờng là nguy cơ tiềm ẩn làm tăng tai nạn giao thông.

+ Một số khâu trong công tác quản lý nhà nƣớc làm chƣa tốt: Các Bộ, các Ngành, các địa phƣơng trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc tình hình giao thông phức tạp, dƣ luận xã hội lên án nghiêm khắc các hành vi vi phạm, việc xử phạt chƣa nghiêm, còn bỏ qua nhiều hành vi vi phạm dẫn đến không tạo đƣợc môi trƣờng giao thông có ý thức, kỷ luật đây cũng là nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông.

+ Ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia giao thông đặc biệt là ngƣời lái xe đây là nguyên nhân chính. Ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông còn thấp, thiếu tự giác, thói quen tùy tiện, vô kỷ luật trong giao thông còn phổ biến, nhiều lái xe chạy quá tốc độ quy định, tránh vƣợt ẩu, tạt ngang đầu xe, uống rƣợu bia khi điều khiển phƣơng tiện, không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ vẫn điều khiển phƣơng tiện và chở quá số khách quy định, tranh giành khách trên đƣờng, đỗ bừa bãi.

Vì vậy an toàn giao thông gắn bó chặt chẽ với sự hiểu biết pháp luật về giao thông, ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ kỹ năng điều khiển phƣơng tiện giao thông của ngƣời lái xe. Do đó đào tạo, sát hạch nghiêm túc là biện pháp phòng ngừa từ xa, tạo cho đội ngũ lái xe hiểu biết, có ý thức chấp hành pháp luật về giao thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và kỹ thuật điều khiển phƣơng tiện giao thông thành thạo là biện pháp tích cực góp phần làm giảm tai nạn giao thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)