Chính sách vận tải

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

1.3.3. Chính sách vận tải

* Khái niệm.

Chính sách có thể đƣợc hiểu là những phƣơng sách, đƣờng lối hoặc tiến trình dẫn dắt hành động trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Chính sách là một trong những phƣơng tiện để Nhà nƣớc điều tiết và quản lý nền kinh tế.

Khía cạnh khác, chính sách đƣợc hiểu là một hệ thống những mục đích, biện pháp, công cụ mà qua đó Đảng và Nhà nƣớc quản lý sự phát triển của xã hội thông qua các cơ quan của Nhà nƣớc và tổ chức xã hội, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến tất cả các ngành kinh tế, các vấn đề trong xã hội. Chẳng hạn: Chính sách đối nội, đối ngoại, văn hoá, giáo dục, y tế-kinh tế…

Chính sách vận tải thuộc phạm trù chính sách kinh tế, đó là chính sách ngành, đƣợc đặt ra nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của ngành vận tải. Nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống vận tải. Cũng nhƣ một loại chính sách thông thƣờng, chính sách vận tải là một hệ thống các mục đích, các biện pháp, các công cụ…nhằm phát triển đồng bộ các ngành vận tải trong khuôn khổ hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vận tải quốc gia để thoả mãn tối đa nhu cầu vận chuyển của xã hội, chính sách vận tải là một bộ phận của chính sách kinh tế của Nhà nƣớc. Vì vậy nó phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

. Các quyết định, định hƣớng phải phù hợp với đƣờng lối kinh tế chung. . Những ý đồ của chính sách vận tải phải có tính khả thi và tính khách quan. . Các quyết định chính sách phải có tính pháp quy, có quy định rõ các phƣơng tiện, các quyền hạn giải quyết.

. Đƣờng lối chính sách phải đồng bộ, phối kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau.

* Nhiệm vụ của chính sách vận tải.

Mục đích của chính sách vận tải là làm sao cho ngành vận tải thoả mãn tối đa nhu cầu vận chuyển của xã hội, sử dụng tối ƣu năng lực vận chuyển của từng ngành có xét đến đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng chuyên ngành vận tải và các yêu cầu của khách hàng. Chính sách vận tải phải xác định những phƣơng hƣớng chính, các bƣớc phát triển từng ngành cũng nhƣ toàn bộ hệ thống vận tải.

Một cách khái quát nhiệm vụ của chính sách vận tải phải thực hiện đƣợc các nội dung sau:

- Phân bố khối lƣợng vận chuyển giữa các ngành vận tải sao cho phát huy hết những thế mạnh của từng ngành vận tải, tận dụng tối đa những ƣu điểm vốn có của chúng.

- Định hƣớng phát triển hợp lý giữa vận tải công cộng và vận tải chủ quản (nhất là trong vận tải ô tô).

- Phát triển hợp lý các chuyên ngành vận tải, phối kết hợp giữa chúng để tạo nên các hình tổ chức vận chuyển hợp lý.

- Điều chỉnh khối lƣợng vận chuyển hành khách giữa vận tải công cộng và vận tải cá nhân ở các thành phố, khu công nghiệp.

- Không ngừng nâng cao chất lƣợng vận tải đồng thời phấn đấu hạ giá thành sản phẩm vận tải và giảm chi phí.

- Trên góc độ xem xét quá trình sản xuất vận tải, nhiệm vụ của chính sách vận tải thể hiện trên 5 lĩnh vực chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Lĩnh vực kỹ thuật: Chính sách vận tải sẽ đƣa ra những quy chế, quy định để tối ƣu hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải: Mạng lƣới đƣờng giao thông, cơ cấu phƣơng tiện trong toàn bộ hệ thống và từng chuyên ngành, sản xuất trang thiết bị phụ tùng thay thế, trang thiết bị cơ khí phục vụ bảo dƣỡng sửa chữa phƣơng tiện.

+ Lĩnh vực vận chuyển: Chính sách vận tải đƣa ra những quy chế để tạo ra mạng lƣới vận tải thống nhất liên hoàn trong cả nƣớc, xây dựng các hình thức tổ chức vận chuyển hợp lý, phân công gián tiếp khối lƣợng vận chuyển một cách hợp lý giữa các ngành vận tải.

+ Lĩnh vực quản lý: Chính sách vận tải sẽ xây dựng hệ thống kế hoạch hoá, hệ thống hạch toán kinh tế, đây chính là những công cụ quản lý. Thiết lập các phƣơng pháp kế hoạch hoá và tổ chức kế hoạch hoá, thiết lập hệ thống các chỉ tiêu, hệ thống thống kê, phục vụ cho hoạt động hạch toán kinh tế

+ Lĩnh vực tổ chức: Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành, từng chuyên ngành, địa phƣơng và của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, trình độ, và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.

Xây dựng các nguyên tắc thể lệ, các tiêu chuẩn mẫu nhằm tăng cƣờng khả năng phối hợp giữa các chuyên ngành vận tải với nhau, giữa vận tải với khách hàng. Xây dựng định hƣớng phát triển vận tải công cộng, vận tải chủ quản, tổ chức liên thông giữa hệ thống vận tải quốc gia với hệ thống vận tải khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)