5. Kết cấu luận văn
4.3.2. Các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển vận tải hành khách bằn gô tô
+ Quy hoạch mạng lƣới bến xe khách và các trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 cũng mới chỉ xác định số lƣợng, cấp tiêu chuẩn của từng loại bến xe, trạm dừng nghỉ đến năm 2020, chƣa xác định lộ trình thực hiện, hình thức đầu tƣ đối với từng bến xe, trạm dừng nghỉ. Bên cạnh đó, quy hoạch bến xe trong Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh chƣa kết hợp với quy hoạch chi tiết các đô thị trên địa bàn tỉnh, có hiện tƣợng một số địa phƣơng xem nhẹ vai trò của bến xe ô tô khách trong việc phát triển đô thị, di dời bến xe đến những vị trí không thuận lợi để lấy đất dành cho các mục tiêu khác,…Vì vậy, thực hiện Điều 51, Luật GTĐB năm 2008, Sở GTVT dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành Quy hoạch phát triển mạng lƣới bến xe ô tô khách và các trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Bản Quy hoạch phải xác định đƣợc:
* Vị trí xây dựng bến xe tại các đô thị, vị trí các trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ trên địa bàn tỉnh, có kết nối với các trạm dừng nghỉ tại các quốc lộ trên địa bàn các tỉnh lân cận, đảm bảo khoảng cách hợp lý, nằm trong quy hoạch chung các trạm dừng nghỉ trên toàn quốc.
* Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng các bến xe, trạm dừng nghỉ: các bến xe trên trên địa bàn các địa phƣơng đông dân cƣ, nhu cầu đi lại nhiều huy động vốn từ nguồn đầu tƣ trong doanh nghiệp, thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá; các bến xe trên địa bàn còn lại đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp hoạt động công ích, một phần kinh phí hoạt động đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ.
* Quy mô xây dựng bến xe phù hợp với điều kiện từng địa phƣơng. Đối với các địa phƣơng có quốc lộ chạy qua, mặc dù dân số cao, nhƣng quy mô bến xe ở mức vừa phải để tránh lãng phí đầu tƣ và trong quá trình khai thác; Bên cạnh đó, quy hoach các điểm dừng, đón trả khách dọc theo các quốc lộ đi qua địa bàn để thuận tiện cho việc đi lại của hành khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Quy hoạch phát triển phƣơng tiện vận tải taxi. Nhƣ đã phân tích Chƣơng 2 , hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang mới có VTHK bằng taxi ở thị xã Tuyên Quang, với số lƣợng 249 xe; So với số dân đô thị của thành phố Pleiku 172.623 ngƣời, đạt tỷ lệ 1,44 xe/1.000 dân số thành thị. Tỷ lê này là tƣơng đối cao so với các đô thị lớn trên địa bàn khu vực khác nhƣ Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái. Trong khi đó thu nhập đầu ngƣời của ngƣời dân thị xã Tuyên Quang thấp hơn với Yên Bái. Sự phát triển “nóng” số luợng xe taxi trên địa bàn thị xã Tuyên Quang trong khi nhu cầu của ngƣời dân không theo kịp dẫn đến tình trạng lái xe không đủ doanh thu định mức, từ đó các lái xe dùng nhiều thủ đoạn để trành giành khách,… Đỉnh điểm, ngày 29/9/2012 vừa qua, hơn 50 lái xe của Công ty TNHH Mai Linh Tuyên Quang đã đình công đòi lãnh đạo Công ty phải nâng mức khoán, tỷ lệ ăn chia,...
Từ đó, cần thiết phải ban hành quy hoạch phát triển VTHK bằng taxi tại các đô thị trên địa bàn tỉnh để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân, hạn chế đến mức thấp nhất các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, giảm chất luợng phục vụ, gây ùn tắc, mất trật tự ATGT, hao phí xã hội,…
+ Quy hoạch điểm đỗ xe tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhất là tại thị xã Tuyên Quang. Luật GTĐB năm 2008 quy định, Tỷ lệ quỹ đất Giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải đảm bảo từ 16% đến 26%. Tuy nhiên hiện nay các đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang quỹ đất dành cho giao thông đô thị chiếm tỷ lệ rất thấp. Tình trạng xe ô tô đậu đỗ dƣới lòng đƣờng, vỉa hè không đúng quy định diễn ra phổ biến. Vì vậy cần thiết phải tiến hành quy hoạch các điểm đỗ xe tại các đô thị; trong đó, thị xã Tuyên Quang đến năm 2015 đảm bảo đất dành cho giao thông trong khu vực nội thành đạt tỷ lệ 22% so với đất xây dựng, đến năm 2020 đạt tỷ lệ 24%. Để đạt đƣợc tỷ lệ nêu trên cần huy động tối đa các nguồn lực theo hƣớng:
* Xây dựng cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực nội bộ nhân dân để tham gia cùng Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng hẻm, vỉa hè, các điểm đậu đỗ xe vừa và nhỏ; mở cuộc vận động khuyến khích nhân dân hiến đất mở rộng đƣờng phố, hiến đất xây dựng các công tình công cộng ở khu dân cƣ,…
* Khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất hiện có để tạo nguồn bổ sung cho đầu tƣ các công trình hạ tầng giao thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Kế hoạch phát triển các HTX VTHK trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Luật HTX năm 2012, Sở GTVT cần phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dự thảo, đề nghị UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực GTVT, nhất là đối với các địa phƣơng chƣa có HTX VTHK. Mục tiêu đến năm 2015 mỗi huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 HTX GTVT, trong đó có chức năng KD VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân.
4.3.3. Các giải pháp về tăng cường pháp chế
4.3.3.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
+ Cùng với các văn bản quy pháp luật thuộc thẩm quyền UBND tỉnh hiện có; để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lợi dụng xe hợp đồng, xe du lịch để kinh doanh VTHK theo tuyến cố định, Sở GTVT cần phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành quy định về vận tải đƣờng bộ trong đô thị.
+ Thực hiện Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với sở Xây dựng, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội dựu thảo quy định tỷ lệ phƣơng tiện giao thông trong đô thị dành cho ngƣời khuyết tật.
+ Để kịp thời theo dõi đƣợc diễn biến hoạt động vận tải khách tại các bến xe ô tô khách, chất lƣợng xe ô tô vận tải khách, đội ngũ lái phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô, số lƣợng khách đi và đến bến xe, Sở GTVT cần phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành quy định về chế độ thông tin, báo cáo giữa Sở GTVT với các bến xe khách trên địa bàn tỉnh.
4.3.3.2. Tuyên truyền pháp luật về VTHK bằng xe ô tô
+ Thống kê nguyên nhân gây TNGT đƣờng bộ trên phạm vi cả nƣớc nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng, cho thấy đa số nguyên nhân do ý thức của ngƣời tham gia giao thông. Đối với VTHK bằng ô tô, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đa số do lái xe phóng nhanh, vuợt ẩu để tranh giành khách, chở quá số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngƣời quy định, lái xe trong tình trạng mệt mỏi, sử dụng chất kích thích,…Trong quá trình vận chuyển hành khách, một số lái, phụ xe do không nắm vững nghiệp vụ nên có những thái độ, hành vi không đúng đối với hành khách, thực hiện không đúng chất lƣợng dịch vụ đã cam kết, niêm yết,…Vì vậy cần thiết phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ lái, phụ xe và lãnh đạo các DN, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến VTHK bằng ô tô những quy định của pháp luật về VTHK bằng ô tô và trật tự ATGT.
+ Về hình thức tuyên truyền. Thực hiện đa dạng các loại hình tuyên truyền nhƣ qua các tờ rơi, áp phích, biển hiệu; tuyên truyền thông qua việc nêu tấm gƣơng sáng trong chấp hành luật giao thông; tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, đài truyền hình, các ấn phẩm báo chí, bản tin…; tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất liên quan đến lĩnh vực VTHK đƣờng bộ. Đăng tải những văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, của Sở GTVT lên trang thông tin điện tử của Sở GTVT để mọi ngƣời biết, triển khai thực hiện.
+ Về nội dung tuyên truyền. Tập trung vào Luật GTĐB năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động VTHK đƣờng bộ; các quy định mới nhất về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT; về việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái, phụ xe ô tô; kỹ năng nghiệp vụ lái xe, phục vụ hành khách của lái xe taxi, nhân viên phục vụ trên xe VTHK theo tuyến cố định.
+ Sở GTVT phối hợp với Công đoàn Ngành GTVT tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “DN vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn”; hàng năm tiến hành sơ, tổng kết nhằm phát hiện và nhân rộng các điển hình tiến tiến trong việc thực hiện tốt cuộc vận động; đề nghị Bộ GTVT và Công đoàn Ngành GTVT Việt Nam tặng bằng khen, và Ban ATGT tỉnh có hình thức khen thƣởng xứng đáng.
+ Sở GTVT phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Tuyên Quang tổ chức xuất bản chuyên san 3 tháng/01 kỳ đăng tải những hoạt động của ngành vận tải ô tô tỉnh Tuyên Quang, những văn bản quy phạm mới nhất liên quan đến hoạt động của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngành. Kinh phí xuất bản chuyên san đƣợc trích từ nguồn của Hiệp hội Vận tải ô tô và sự hỗ trợ của Ban ATGT tỉnh Tuyên Quang.
+ Củng cố tổ chức Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Tuyên Quang; cử lãnh đạo Sở GTVT và cán bộ hoặc chuyên viên phòng vận tải tham gia Ban Chấp hành Hiệp hội; tuyên truyền vận động kết nạp tất cả các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK bằng ô tô tham gia Hiệp hội; qua đó nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, trong đó có công tác tuyên truyền đến hội viên các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến VTHK bằng ô tô.
4.3.3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến VTHK bằng ô tô
+ Đối với VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định:
* Tổ chức tấp huấn cho các giám đốc, trƣởng ban quản lý bến xe trên địa bàn tỉnh các quy định về VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định; xác lập địa chỉ email cho từng bến xe, tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng internet cho các bến xe để thực hiện báo cáo hàng ngày về Sở GTVT biểu đồ xe chạy, số lƣợng khách trên từng tuyến,…Bên cạnh đó, Sở GTVT kiểm tra đột xuất để kiểm tra tính xác thực của các số liệu báo cáo.
* Trƣớc khi cấp, đổi sổ nhật trình, phù hiệu tuyến cố định yêu cầu các DN cung cấp trang thông tin kiểm soát, mã số truy cập đối với từng thiết bị giám sát hành trình gắn trên xe để kiểm tra tính ổn định, chất lƣợng của thiết bị, tránh trƣờng hợp DN sử dụng thiết bị có chất lƣợng kém, lắp đặt để đối phó với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
* Phối hợp với Sở Tài chính và Cục thuế tỉnh thƣờng xuyên kiểm đếm số lƣợng khách lên xe tại các bến xe tại các thời điểm có hiện tƣợng lệch chiều trong vận tải để xác định chính xác mức phụ thu chiều xe rỗng của các DN, kịp thời phát hiện và xử lý trƣờng hợp các DN lợi dụng phụ thu chiều xe rỗng để thu lợi bất chính.
* Thƣờng xuyên kiểm tra các điều kiện KD VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định của các DN theo Giấy phép KD đã đƣợc cấp, nhất là việc duy trì, vận hành, và sử dụng thiết bị giám sát hành trình, hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra điều kiện ATGT của DN. Nếu DN không đủ điều kiện thì kiên quyết rút giấy phép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KD, từ đó hạn chế việc hình thành các DN KD VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định nhƣng chỉ có 1, 2 xe,…
* Đối với các bến xe đủ điều kiện, cho phép các DN cùng khai thác tuyến với biểu đồ chạy xe trùng nhau hoặc gần giống nhau, vừa đáp ứng quy luật nhu cầu đi lại của ngƣời dân, vừa để các DN cạnh tranh thông qua chất lƣợng phục vụ và giá cƣớc vận tải. Không để hình thành “giờ vàng” trong biểu đồ khai thác tuyến của một DN nhất định, dễ nảy sinh hiện tƣợng mua, bán tài (nốt), độc quyền khai thác tuyến.
* Để hạn chế tình trạng “xe dù”, lợi dụng xe “hợp đồng” để chạy tuyến cố định, Sở GTVT quy định mỗi xe ô tô trƣớc khi khai thác vận tải khách theo hợp đồng cần phải khai báo về Sở GTVT lịch trình và hành trình chạy xe thông qua trang thông tin của Sở hoặc thông qua tin nhắn đến số điện thoại đƣờng dây nóng. Nếu qua thông tin phản ánh của hành khách, của các DN khai thác tuyến cố định, hoặc qua khai thác thác thông tin của thiết bị giám sát hành trình phát hiện xe ô tô lợi dụng xe hợp đồng để chạy tuyến cố định sẽ bị xử lý, trƣờng hợp tái phạm sẽ bị thu hồi phù hiệu hợp đồng.
+ Đối với vận tải hành khách bằng taxi:
* Trang bị máy kiểm định đồng hồ tính tiền gắn trên xe taxi để giúp các DN điều chỉnh kịp thời giá cƣớc vận tải khách bằng taxi khi giá đầu vào thƣờng xuyên biến động, đồng thời giúp các lực lƣợng chức năng kiểm tra chất lƣợng đồng hồ tính tiền, ngăn chặn tình trạng gian lận của lái xe đối với hành khách.
* Yêu cầu các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK bằng taxi ký chƣơng trình phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, trong đó quy định trong vòng 1 năm các DN không đƣợc sử dụng lái xe của DN khác khi bị kỷ luật. Quy định trên nhằm hạn chế tình trạng lái xe sẵn sàng vi phạm quy định của DN này dễ dàng chuyển sang lái xe ở DN khác, không xây dựng đƣợc đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
* Trong tƣơng lai gần, quy định tất cả taxi trên địa bàn tỉnh phải trang bị màn hình thiết bị báo tìm đƣờng đi ngắn nhất từ vị trí xe bắt đầu khởi hành đến địa điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành khách yêu cầu, nhằm tránh tình trạng lái xe lợi dụng sự không hiểu biết của hành khách để chạy vòng vo, tăng quãng đƣờng vận chuyển, tăng cƣớc phí.
* Sau khi xe taxi gắn thiết bị tìm đƣờng đi ngắn nhất, yêu cầu các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK taxi khi có nhu cầu của khách, điều động xe taxi gần nhất địa điểm khách yêu cầu đến đón khách mà không áp dụng biện pháp thông báo địa điểm để các xe taxi tự chạy đến, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phóng nhanh, vƣợt ẩu, gây tai nạn giao thông.
+ Đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX.
* Tổ chức tập huấn lại đội ngũ giáo viên dạy lái xe tại tất cả các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và tổ chức đánh giá, phân loại; thực hiện giám sát tất cả các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp