5. Kết cấu luận văn
1.4.1. Các nhân tố bên trong
1.4.1.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật a. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg. Ngày 2/1/2004, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg Về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô; theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến các thiếu sót trong lĩnh vực VTHK liên tỉnh bằng ô tô là do công tác quản lý Nhà nƣớc về vận tải và trật tự ATGT của các cấp còn nhiều thiếu sót, một số bộ ngành và các cấp chính quyền địa phƣơng còn buông lỏng quản lý, chƣa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản lý Nhà nƣớc theo các quy định của pháp luật hiện hành. Thủ tƣớng yêu cầu Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và chính quyền địa phƣơng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn pháp luật về VTHK bằng ô tô.
+ Nghị quyết số 88/NQ-CP. Ngày 24/8/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP Về tăng cƣờng thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT; theo đó, Nghị quyết yêu cầu tăng cƣờng các biện pháp quản lý ngay tại bến xe, cƣơng quyết không cho xuất bến đối với xe ô tô không đảm bảo các quy định liên quan đến phƣơng tiện, ngƣời điều khiển phƣơng tiện, tăng cƣờng giám sát các DN, HTX vận tải thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô theo đúng quy định; đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên đƣờng bộ; tăng cƣờng kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp lái xe ô tô VTHK vi phạm tốc độ, chở quá số ngƣời quy định, vi phạm thời gian lái xe, lái xe sử dụng rƣợu bia,…
b. Các cơ quan cùng tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
+ Ban an toàn giao thông: Ban ATGT là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng chỉ đạo và giúp ngƣời lãnh đạo các cấp chỉ đạo thực hiện các chiến lƣợc, đề án,…về bảo đảm trật tự ATGT và các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự ATGT; Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và các cấp trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Ban ATGT đƣợc tổ chức theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.
+ Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam: Hiệp hội Vận tải ô tô là tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các pháp nhân, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải ô tô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiệp hội có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hội viên hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc trong lĩnh vực vận tải ô tô, đại diện cho hội viên kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc về các chế độ, chính sách liên quan đến lĩnh vực vận tải ô tô, đảm bảo cho vận tải ô tô phát triển bền vững; Hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp hội viên nôi dung tập huấn, cấp chứng nhận nhân viên phục vụ trên xe.
1.4.1.2. Định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
+ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Trong đó quy hoạch vận tải hành khách bằng ô tô:
* Đáp ứng đƣợc nhu cầu về VTHK với chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
* Khối lƣợng hành khách vận chuyển 5,6 tỷ hành khách với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển; tăng bình quân 11,2%/năm về hành khách luân chuyển
* Xe ô tô các loại có khoảng 3,2 đến 3,5 triệu xe;
* Hoàn thiện quy hoạch bến xe có quy mô phù hợp với khối lƣợng hành khách đi, đến, đặc biệt là các đầu mối giao thông.
* Hoàn chỉnh quy hoạch và hoàn thành xây dựng các điểm dừng trên các tuyến VTHK đƣờng dài, đặc biệt trên các quốc lộ; khoảng cách giữa các điểm dừng khoảng 200-300 km.
+ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 Phê duyệt Đề án phát triển VTHK công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020:
* Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, VTHK công cộng bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lƣợc của đô thị trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
* Tập trung đầu tƣ phát triển xe buýt bảo đảm số lƣợng và chất lƣợng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Xây dựng mạng lƣới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân theo hƣớng phát triển xe buýt đến trung tâm các huyện, thị xã, các khu công nghiệp thuộc tỉnh, thành phố.
* Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xem xét, quyết định việc trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhƣng có doanh thu chƣa đủ bù đắp chi phí đối với các đô thị từ loại 2 trở lên, bảo đảm tính ổn định của mạng lƣới tuyến xe buýt.
+ Quy hoạch phát triển GTVT của các địa phƣơng. Thực hiện Luật GTVT năm 2008, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đều xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT của địa phƣơng sau khi có sự thỏa thuận, thống nhất của Bộ GTVT. Trong Quy hoạch phát triển GTVT địa phƣơng không thể thiếu quy hoạch phát triển VTHK bằng ô tô.