Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu =
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần của DN thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận ròng. Khi phân tích tỷ suất này cần xem xét đến đặc điểm kinh doanh của ngành, kỳ kinh doanh của DN và chi phí ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận của DN.
Không phải lúc nào tỷ suất này tăng cũng phản ánh DN đang kinh doanh tốt và giảm thì phản ánh DN đang kinh doanh kém hiệu quả mà việc xem xét tăng giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào lý do của việc tăng giảm đó.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản =
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở DN, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa DN làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy DN làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì DN làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của DN. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính DN chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh DN với bình quân toàn ngành hoặc với DN khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Mô hình Dupont cho ROA
Trong đó:
AU: là số vòng quay tổng tài sản
Từ mô hình tài chính Dupont ta thấy, số vòng quay tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của DN ngày càng lớn. Do vậy làm cho ROA càng lớn, để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu
thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn cơ cấu của tổng tài sản. Tổng tài sản tăng thì doanh thu thuần cũng tăng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suât sinh lời trên VCSH là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng với VCSH bình quân.
Lợi nhuận sau thuế ROE =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH tốt, thúc đẩy khả năng đầu tư của DN, điều này sẽ giúp DN tăng VCSH phục vụ cho mục đích SXKD. Chỉ tiêu này cao hay thấp một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, một mặt lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức nguồn vốn, bố trí cơ cấu vốn của DN.
Để đánh giá chính xác hiệu quả và trình độ sử dụng vốn kinh doanh của một DN, cần xem xét phân tích tình hình tài chính một cách đồng bộ, phối hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá.
Mô hình dupont cho ROE
=
= Tỷ suất lợi nhuận biên x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính Trong đó:
AU: số vòng quay tổng tài sản EM: hệ số nhân vốn
Doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
21