Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ của Công ty QuangMinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 62)

2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động SXKD trong một chu kì nhất định, là một nguồn quan trọng để các nhà hoạch định ra các quyết định về tài chính trong tương lai. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời gồm ba chỉ số, cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu (ROS) 5,14 4,00 3,19 (1,14) (0,81)

Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) 1,62 1,04 2,22 (0,58) 1,18

Tỷ suất sinh lời trên

VCSH (ROE) 2,2 2,44 3,37 0,24 0,93

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu của DN thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này giảm dần qua 3 năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng giảm. Trong đó:

ROS năm 2012 là 4% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 4 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 1,14 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là tốc độ tăng của doanh thu thuần (39,07%) nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng (8,31%) khiến cho ROS trong năm 2012 giảm. Năm 2013 ROS tiếp tục giảm xuống còn 3,19% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 3,19 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,81 đồng so với năm 2012. ROS giảm là do kết quả kinh doanh của Công ty giảm xuống, Công ty cần quản lý tốt các khoản chi phí để tăng lợi nhuận vì việc quản lý chi phí chưa đạt được hiệu quả, lợi nhuận ròng chưa tăng cao.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 ROA là 1,04% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 1,04 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,58 đồng so với năm 2011. Con số này cho thấy trong năm 2012 công ty sử dụng tài sản chưa tốt. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế

51

khiến ROA giảm. Trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp hợp lý nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có, đồng thời làm tốt công tác quản lý VLĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu suất sử dụng VLĐ. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đến 2,22% tức là 100 đồng tài sản tạo ra 2,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tổng tài sản giảm đi còn lợi nhuận sau thuế thì lại tăng lên.

Phân tích Doupont cho ROA:

Đẳng thức Doupont của phân tích tài chính là một công cụ rất tốt cho phép phân tích trực quan các số liệu tài chính như tỷ suất thu hồi tài sản hay tỷ suất đầu tư. Muốn tăng ROA thì cần phải tăng ROS và số vòng quay tổng tài sản. Tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến kinh doanh của DN. Từ số liệu ta có bảng sau:

Bảng 2.8 Phân tích tổng hợp ROA trong giai đoạn năm 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chêch lệch 2012-2011 Chêch lệch 2013-2012 ROS (%) 5,14 4,00 3,19 (1,14) (0,81) Vòng quay tổng tài sản (vòng) 0,315 0,261 0,696 (0,054) 0,435 ROA (%) 1,62 1,04 2,22 (0,58) 1,18

Bằng thay thế liên hoàn ta xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới ROA. Xét trong 2 năm 2012 và 2011:

Mức ảnh hưởng của hệ số vòng quay tổng tài sản đến ROA của năm 2012: ROA1 = ROS2011 x VQTTS = 5,14% x (0,261 – 0,315) = - 0,28%

Từ kết quả trên ta thấy nhân tố vòng quay tổng tài sản giảm từ 0,32 vòng năm 2011 xuống còn 0,26 vòng năm 2012 làm cho ROA năm 2012 giảm 0,28%.

 Mức độ ảnh hưởng của ROS tới ROA

ROA2 = VQTTS2012 x (ROS2012 – ROS2011) = 0,261 x (4,00 – 5,14) = - 0,3% Ta thấy nhân tố ROS giảm 1,14% làm cho ROA giảm 0,3%. Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng tới ROA ta có;

ROA = ROA1 + ROA2 = -0,28% – 0,3% = -0,58%

Như vậy cả ROS và vòng quay tổng tài sản đều làm giảm ROA, do đó cần có hướng để cải thiện ROS và vòng quay tổng tài sản trong các năm tới

Mức độ ảnh hưởng của vòng quay tổng tài sản đến ROA năm 2013 ROA1 = ROS2012 x VQTTS = 4% x (0,696 – 0,261) = 1,72%

Từ kết quả trên ta thấy nhân tố vòng quay tổng tài sản tăng từ 0,26 vòng lên 0,69 vòng làm cho ROA tăng 1,72%

 Mức độ ảnh hưởng của ROS tới ROA

ROA2 = VQTTS2013 x ROS = 0,696 x (3,19 – 4) = - 0,56%

Nhân tố ROS giảm 0,81% làm cho ROA giảm 0,52%. Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng tới ROA:

ROA = - 0,56% + 1,72% = 1,18%

Như vậy nguồn gốc làm tăng ROA là do tăng vòng quay tổng tài sản. Do đó cần có hướng tăng vòng quay tổng tài sản để có được ROA cao hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn CSH sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng dần qua 3 năm, năm 2012 ROE là 2,44% nghĩa là cứ 100 đồng vốn CSH được sử dụng được tạo ra 2,44 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,24 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng còn vốn CSH giảm đi. Đến năm 2013 ROE là 3,37% nghĩa là 100 đồng vốn CSH thì tạo ra 3,37 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,93 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế (48,87%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn CSH.

Trong 3 năm 2011-2013 chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty vẫn ở mức thấp do đó công ty cần đưa ra những biện pháp hợp lý để tăng tỷ suất sinh lời cũng như lợi nhuận sau thuế: giảm chi phí giá vốn, chi phí quản lý DN để tăng lợi nhuận.

Phân tích Dupont cho ROE: ROE tăng là do tăng ROA và hệ số nhân vốn. Muốn tăng ROA cần tăng ROS và vòng quay tổng tài sản, để tăng hệ số nhân vốn cần làm giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ, tuy nhiên khi chỉ số nợ tăng thì rủi ro càng cao.

Bảng 2.9: Phân tích tổng hợp ROE (2011-2013) của Công ty Quang Minh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chệch lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Hệ số nhân vốn CSH (%) 1,35 2,34 1,52 0,99 (0,79) ROA (%) 1,62 1,04 2,22 (0,58) 1,18 ROE (%) 2,2 2,44 3,37 0,24 0,93

53

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá ảnh hưởng của ROA và hệ số nhân vốn CSH tới ROE:

Xét trong 2 năm 2011-2012:

 Mức ảnh hưởng của ROA tới ROE năm 2012 được giả định trong điều kiện EM năm 2011

ROE1 = EM2011 x ROA = 1,35 x (1,04 – 1,62) = -0,783%

Từ kết quả trên cho thấy ROA năm 2012 giảm 0,58% so với năm 2011 làm cho ROE giảm 0,783%

 Mức độ ảnh hưởng của hệ số nhân vốn CSH tới ROE: ROE2 = ROA2012 x EM = 1,04 x (2,34 – 1,35)= 1,03%

Từ kết quả trên ta thấy hệ số nhân vốn chủ sở hữu làm tăng ROE lên1,03%. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROE là 0,24%.

Xét trong 2 năm 2012 và 2013

 Mức độ ảnh hưởng của ROA tới ROE năm 2013 được giả định trong điều kiện EM năm 2012

ROE1= EM2012 x ROA = 2,34 x (2,22 – 1,04) = 2,76% Ta thấy ROA tăng làm tăng ROE lên 2,76%

 Mức độ ảnh hưởng của hệ số nhân vốn chủ sở hữu tới ROE ROE2 = ROA2013 x EM = 2,22 x (1,52 - 2,34)= - 1,81%

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROE làm cho ROE tăng 0,93%. Ta có thể thấy nguồn gốc làm tăng ROE trong năm 2013 là do ROA tăng. Bên cạnh đó để ROE tiếp tục tăng thì cần tăng hệ số nhân vốn bằng cách hoặc là tăng tổng tài sản hoặc là giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu hoặc là vừa tăng tổng tài sản vừa giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.10: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 2011 2012 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn 3,79 1,63 2,61 (2,16) 0,98

Khả năng thanh toán nhanh 3,03 1,26 1,72 (1,77) 0,46

Để thấy được tốc độ tăng giảm của khả năng thanh toán của Công ty ta xét biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7 Khả năng thanh toán của Công ty CP TV ĐTXD Quang Minh

Khả năng thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nói lên sự biến động của TSNH đối với các khoản nợ của Công ty. Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Năm 2012 hệ số này là 1,63 lần giảm 2,16 lần so với năm 2011 tức là một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi 1,63 đồng TSNH. Hệ số giảm cho thấy khả năng thanh toán khoản vay trong ngắn hạn của Công ty giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tốc độ tăng của nợ NH ( 265,14%) nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH (57,05%). Nợ NH tăng nhanh chủ yếu là do người mua trả tiền trước tăng lên, TSNH tăng lên là do các khoản phải thu tăng lên chứng tỏ nguồn vốn công ty đi chiếm dụng nhỏ hơn nguồn vốn công ty bị chiếm dụng.

Đến năm 2013 chỉ tiêu này là 2,61 lần tăng 0,98 lần so với năm 2012 ứng với tỷ lệ tăng 60,42% tức là một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bởi 2,61 đồng TSNH tức là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2013 cả TSNH và nợ NH đều giảm nhưng tốc độ giảm của nợ NH (60,18%) nhanh hơn tốc độ giảm của TSNH (36,12%). Trong cả 3 năm hệ số này đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt. Hệ số này tăng dần vào năm 2013 tuy có nhiều biến động đã làm cho khả năng thanh toán nợ NH được đảm bảo. 3.79 1.63 2.61 3.03 1.26 1.72 2.62 0.61 0.71 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán tức thời

55

Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán thực sự của Công ty trước những khoản nợ NH. Hệ số này cho biết một đồng nợ NH được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH không tính đến hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền.

Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 1,77 lần so với năm 2011 và ở mức 1,26 lần. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng với tốc độ 78,20%, nợ ngắn hạn tăng mạnh 264,52%, trong khi TSNH tăng với tốc độ 57,05% so với năm 2011. Hàng tồn kho năm 2012 chiếm 22,83% tổng TSNH nên khả năng thanh toán nhanh của Công ty không chênh lệch nhiều so với khả năng thanh toán ngắn hạn.

Năm 2013 hệ số này là 1,72 lần tăng 0,46 lần với tỷ lệ tăng 36,93% so với năm 2012 tức là một đồng nợ NH được bảo đảm bằng 1,72 đồng TSNH không tính đến hàng tồn kho. Do trong năm 2013 tốc độ giảm của nợ NH nhanh hơn tốc độ giảm của TSNH không tính đến HTK làm cho khả năng thanh toán tăng lên. Hệ số này trong cả 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy Công ty luôn đảm bảo có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này phản ánh lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty có đủ khả năng trang trải tức thời các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không.

Năm 2012 khả năng thanh toán tức thời là 0,61 lần có nghĩa 1 đồng nợ NH được bảo đảm bằng 0,61 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này giảm đi 2,01 lần so với năm 2011 là do năm 2012 nợ NH tăng lên còn tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi. Nếu dự trữ tiền mặt nhiều công ty có nhiều cơ hội sử dụng lượng tiền dự trữ đó, nhưng nếu không sử dụng vào mục đích đầu tư thì tiền không thể sinh lời, không làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

Năm 2013 hệ số này tăng 0,1 lần so với năm 2012, hệ số này năm 2013 là 0,71 lần cho biết 1 đồng nợ NH được bảo đảm bằng 0,71 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ NH cao hơn tốc độ giảm của tiền làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng lên. Trong cả 3 năm hệ số này đều lớn hơn 0,5 cho thấy mức độ đảm bảo thanh toán tức thời của Công ty tốt.

2.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ

Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ (2011-2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

1.Doanh thu thuần 4.930.168 6.856.170 12.194.607 1.926.002 5.338.437

3.VLĐ bình quân 15.543.605 19.977,172 20.001,598 4.433.567 24.426

4.Lợi nhuận sau thuế 253.305 274.347 389.177 21.042 114.830

5.Hiệu suất sử dụng VLĐ

(vòng) 0,32 0,34 0,61 0,02 0,27

6.Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày) 1125,00 1.058,82 590,16 (66,18) (468,66)

7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ 3,15 2,91 1,64 (0,24) (1,27)

8.Khả năng sinh lời của VLĐ(%) 1,63 1,37 1,95 (0,26) 0,57

9.Mức tiết kiệm VLĐ tương đối - (1.260.392) (15.875.345) (1.260.392) 14.614.935 10.Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối - (1.457.829) (8.925.590) (1.457.829) (7.467.761)

Hiệu suất sử dụng VLĐ: Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ, cho biết số lần quay của VLĐ trong một kì. Theo bảng số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Số vòng quay qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 0,32; 0,34; 0,61 vòng. Tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy Công ty chưa có những biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ tốt. Hiệu suất sử dụng VLĐ rất thấp và chưa ổn định gây ứ đọng lượng vốn. Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2012 tăng 0,02 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (39,07%) lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân (28,52%). Năm 2013 số vòng quay VLĐ tăng 0,27 vòng so với năm 2012, do năm 2013 VLĐ giảm 36,12% trong khi doanh thu thuần tăng 77,86% kéo theo số vòng quay VLĐ tăng.

Kỳ luân chuyển VLĐ: là số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một vòng quay. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay của VLĐ rất thấp kéo theo kỳ luân chuyển VLĐ cũng chậm. Kỳ luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2011-2013, đây là tín hiệu khá tốt cho thấy VLĐ được luân chuyển trong thời gian ngắn hơn. Hệ số này có xu hướng giảm vào năm 2012 là 1.058,82 ngày giảm 66,18 ngày, năm 2013 là 590,16 ngày giảm 468,66 ngày so với năm 2012. Kỳ luân chuyển VLĐ của Công ty chậm giao động trong khoảng trên 1 năm, nguyên nhân là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình thi công thường kéo dài từ 3-4

57

năm chính vì vậy làm cho kỳ luân chuyển VLĐ của Công ty kéo dài hơn so với các Công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ:

Biểu đồ 1.8: Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh số VLĐ cần có thể đạt được một đồng doanh thu thuần. Qua biểu đồ trên ta thấy, hệ số này có xu hướng giảm. Năm 2011 chỉ tiêu này là 3,15 lần, con số này cho biết để có một đồng doanh thu Công ty cần 3,15 đồng VLĐ, năm 2012 cần 2,91 đồng. Đến năm 2013 hệ số này giảm xuống còn 1,64 đồng. Nguyên nhân khiến hệ số này giảm qua các năm là do tốc độ tăng của TSNH chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, số VLĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh giảm. Hệ số này giảm vào năm 2013 cho thấy đây là dấu hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của công ty, nói lên khả năng về trình độ công tác và quản lý của công ty trong việc sử

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)