Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 73)

Hạn chế

 Bên cạnh những kết quả đạt được qua các năm, Công ty cũng gặp không ít những khó khăn. Trong quá trình kinh doanh Công ty vẫn còn những điểm yếu kém: doanh thu tăng nhanh nhưng công tác quản lý chi phí giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh của Công ty còn chưa tốt dẫn đến ảnh hưởng đến tốc độ tăng của lợi nhuận, lợi nhuận tăng chưa tương xứng với mức tăng của doanh thu.

 Mức độ chiếm dụng vốn của khách hàng đối với công ty ngày càng lớn thể hiện khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng trong khi các khoản phải trả người bán đang giảm. Điều này làm cho công ty mất đi cơ hội đầu tư trên thị trường, công tác thu hồi nợ kém. Cách xây dựng chính sách tín dụng còn khá đơn giản chưa được quan tâm. Vốn đầu tư vào các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Công ty đã chấp nhận cho nhiều khách hàng nợ trong thời gian dài làm vốn bị chiếm dụng tăng nhanh.

 Vòng quay VLĐ chậm công ty chưa có biện pháp quản lý và sử dụng vốn tốt, số vòng quay VLĐ thấp gây nên tình trạng ứ đọng vốn tăng thêm chi phí của DN làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

 Quản lý hàng tồn kho: Công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý hàng tồn kho nào vào vấn đề quản lý kho hay quản lý các khoản phải thu. Vòng quay HTK nhỏ, thời gian quay vòng HTK kéo dài

 Việc dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà mỗi DN phải làm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng qua phân tích cho thấy DN dự trữ lượng tiền mặt

quá lớn gây ứ đọng vốn làm mất đi cơ hội đầu tư sinh lời, tăng chi phí sử dụng vốn. Vốn bằng tiền vào năm 2013 là 4.233.839 nghìn đồng chiếm 27,15% giá trị VLĐ.

 Vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ cho tài sản lưu động. Công ty chưa tận dụng các mối quan hệ bên ngoài, không quan hệ với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng… không huy động nguồn vốn vay khiến công ty không sử dụng được đòn bẩy tài chính

Nguyên nhân:

 Nền kinh tế đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoạt đọng trên lĩnh vực xây dựng đang trong tình trạng biến động, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh

 Chính sách kinh tế của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có các chính sách ưu đãi đối với các DN vừa và nhỏ. Nguồn ngân sách nhà nước chưa được tiếp cận, chính sách giá nguyên vật liệu còn chưa ổn định.

 Chi phí giá vốn cũng như chi phí quản lý DN còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận được nguồn nguyên vật liệu có giá thành thấp

 Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên thời gian thanh toán dài, thu tiền chậm làm tăng chi phí của Công ty, vốn lưu động của Công ty không quay được một vòng trong 1 năm.

 Tích trữ lượng tiền mặt quá nhiều, lãng phí tiền mất đi cơ hội đầu tư sinh lời. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế. Công ty có chủ trương kinh doanh bằng nguồn vốn tự có nhu cầu vay thấp.

 Chuyển đổi mục đích kinh doanh chủ yếu sang thi công nên TSCĐ chưa được đầu tư nhiều trong mấy năm gần đây. Vì vậy việc thay mới TSCĐ cần được tính toán và đầu tư qua nhiều chu kì kinh doanh.

Kết luận chƣơng 2: Trên đây là những thành tựu và hạn chế của Công ty trong 3

năm 2011-2013. Để khắc phục được những hạn chế đó công ty cần đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ góp phần giúp công ty thu được lợi nhuận cao nhất, nâng cao tiềm lực cho Công ty.

63

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY QUANG MINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)