Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 29)

Môi trường pháp lý: Đó là hệ thống các chủ trương và chính sách của pháp luật tác động tới hoạt động kinh doanh của DN. Trên cơ sở pháp luật và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng tới các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối và ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của DN. Các văn bản pháp luật về tài chính, quy chế đầu tư đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN.

Tình hình kinh tế chính trị: Đối với môi trường chính trị ổn định sẽ thúc đẩy nền kinh tế đi lên và ngược lại. Chính vì vậy tình hình kinh tế chính trị có ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô của DN cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tác động của môi trường kinh tế vào sự phát triển của DN bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp… Lạm phát tăng làm giá trị đồng tiền giảm, sức mua giảm làm cho hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giảm, hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn của DN cũng giảm đi.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với định hướng thúc đẩy nhanh các DN thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi DN phải huy động các nguồn vốn thích hợp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực, các DN bị ràng buộc điều kiện thì việc doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.

Đối thủ cạnh tranh: DN luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là phải coi trọng các đối thủ, nhưng không coi tất cả các đối thủ là thù địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất là không hướng mũi nhọn vào đối thủ mà phải xác định, điều khiển, hòa giải vừa phải đồng thời hướng sự quan tâm của mình tới khách hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng VLĐ vì khi hàng hóa được tiêu thụ sẽ thúc đẩy DN tiếp tục sản xuất, mở rộng thị trường. Còn nếu hàng hóa không được tiêu thu thì doanh nghiệp không những không có doanh thụ mà còn phải thu hẹp quá trình sản xuất.

Nhà cung ứng: DN luôn phải đối mặt với việc mua nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhà cung cấp. Việc DN có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng lượng bán hoặc giảm chất lượng của sản phẩm là điều DN cần quan tâm. Chính vì vậy nhà cung cấp đối với DN có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho DN được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)