Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận VLĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 70)

Chỉ tiêu hàng tồn kho

Để đánh giá hiệu quả quản lý HTK của DN chúng ta sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến HTK trong công ty. Chỉ tiêu này được đo lường bằng các chỉ tiêu số vòng quay HTK và số ngày tồn kho. Ta xét bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho sau:

Bảng 2.12: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 2011 2012 2013 1.Giá vốn hàng bán 3.278.017 4.796.521 10.142.623 1.518.504 5.346.102 2.Hàng tồn kho 3.127.840 5.573.951 5.321.607 2.446.111 (252.344) 3.Hệ số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1,05 0,86 1,91 (0,19) 1,05

4.Thời gian quay

vòng HTK (ngày) 342,85 418,6 188,48 75,75 (230,12)

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013)

Hệ số quay vòng hàng tồn kho: Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động SXKD của Công ty. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, còn cho biết tốc độ quay của HTK nhanh hay chậm. Hệ số này có xu hướng giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013. Năm 2012 hệ số này là 0,86 vòng giảm 0,19 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 cả GVHB và hàng tồn kho đều tăng nhưng tốc độ tăng của GVHB (46,32%) chậm hơn tốc độ tăng của giá trị lưu kho (78,20%). Sang năm 2013 hệ số này tăng lên đến 1,91 vòng tăng 1,05 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do giai đoạn

59

này tốc độ gia tăng của GVHB lớn hơn tốc độ gia tăng của HTK. Trong cả 3 năm hệ số vòng quay hàng tồn kho khá thấp vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng có hiệu quả.

Thời gian quay vòng HTK: Chỉ tiêu này cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng trong kho được luân chuyển một lần. Số vòng quay HTK thấp đồng nghĩa với việc thời gian luân chuyển HTK cũng cao. Thời gian quay vòng HTK có xu hướng tăng vào năm 2012, và giảm vào năm 2013. Năm 2012 là 418,6 ngày tăng 75,75 ngày so với năm 2011 nguyên nhân là do hệ số vòng quay HTK giảm. Năm 2013 là 188,48 ngày giảm 230,12 ngày do hệ số vòng quay HTK tăng mạnh, tăng 1,05 vòng so với năm 2012.

Các khoản phải thu và thời gian quay vòng tiền

Bảng 2.13: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các khoản phải thu và thời gian quay vòng tiền Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.Doanh thu thuần 4.930.168 6.856.170 12.194.607 1.926.002 5.338.437 2.Phải thu khách hàng 591.430 2.842.382 3.910.642 2.150.952 1.068.260 3.Vòng quay khoản phải

thu 8,34 2,41 3,12 (5,92) 0,71

4.Thời gian thu nợ trung

bình 43,17 149,38 115,38 106,21 (34)

5.Thời gian trả nợ trung

bình 68,31 129,03 33,15 60,72 (95,88)

6.Thời gian quay vòng của

tiền 317,71 438,95 270,71 121,24 (168,24)

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013)

Vòng quay khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Thời gian thu nợ trung bình cho biết DN mất trung bình bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu khá tốt, tuy nhiên đang có xu hướng giảm. Năm 2011 chỉ số này là 8,34 vòng tương ứng với thời gian thu nợ trung bình là 43,17 ngày. Đến năm 2012 vòng quay khoản phải thu là 2,41 vòng giảm 5,92 vòng ứng với thời gian thu nợ trung bình là 149,38 ngày

tăng 106,21 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm này là do trong năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần (39,07%) chậm hơn so với tốc độ của các khoản phải thu khách hàng (380,59%) làm cho vòng quay khoản phải thu giảm đi, thời gian thu nợ tăng lên, rủi ro tài chính trong năm 2012 tăng.

Năm 2013 vòng quay khoản phải thu là 3,12 vòng ứng với thời gian thu nợ là 115,38 ngày giảm 34 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (77,86%) nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu (37,58%). Công ty đã giảm được thời gian bị chiếm dụng vốn, rủi ro tài chính trong năm 2013 giảm đi.

Thời gian trả nợ trung bình: là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận nợ cho đến khi doanh nghiệp trả nợ. Khoảng thời gian này càng dài càng tốt, chỉ số này có xu hướng biến động trong 3 năm. Năm 2012 là 129,03 ngày tăng so với năm 2012, ứng với tăng 60,72 ngày chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được một lượng vốn lớn từ người bán. Năm 2013 chỉ số này là 33,15 ngày giảm 95,88 ngày so với năm 2012, nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do trong năm 2013 công ty ứng trước tiền hàng cho người bán và thanh toán sớm để nhận được một khoản chiết khấu thanh toán.

Thời gian quay vòng của tiền: Thời gian quay vòng tiền của Công ty tương đối dài và biến động không đều qua các năm. Năm 2012 thời gian quay vòng tiền là 438,95 ngày tăng 121,24 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân là do thời gian quay vòng hàng lưu kho và thời gian thu nợ trung bình của Công ty đều tăng. Năm 2013 hệ số này giảm 168,24 ngày so với năm 2012 do thời gian quay vòng hàng lưu kho giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xây dựng Quang Minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)