Sơ đồ Pareto

Một phần của tài liệu ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 79)

68

ISO 9001:2008

ISO 14001:2004

Thủ tục qui trình:

XÂY DỰNG SƠ ĐỒ PARETO

Mã hoá: TT 8.2.4 K Ban hành lần: 02

Hiệu lực từ ngày: 01 4 2013 Trang tổng số trang: 03

1. Mục đích và phạm vi áp dụng

- Việc xây dựng, thực hiện và duy trì thủ tục qui trình này nhằm phát hiện kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng

- Thủ tục quy trình này được áp dụng cho bộ phận KCS – Phòng Kỹ thuật Nhà máy và các tổ sản xuất.

2. Nội dung

Lƣu đồ các bƣớc công việc

Nội dung thực hiện và chuẩn chất lƣợng Ngƣời chịu trách nhiệm Mẫu/tên hồ sơ - Tổng hợp các sai hỏng sản phẩm

thông qua phiếu kiểm tra chất lượng. - KCS PKTCL, STCL

- Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn tới bé

- Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót - Tính tỷ lệ % theo sai số tích luỹ - Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự vẽ tỷ lệ sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự giảm dần. - KCS - TBP SĐ Pareto Tổng hợp các sai hỏng Xây dựng sơ đồ Pareto

69

3.Biểu mẫu áp dụng

STT Tên biểu mẫu Mã hóa Thời gian lƣu

tối thiểu Nơi lƣu

1. Sơ đồ Pareto BM/QT7-31/02 6 tháng KCS

3.3.3.2 Kết quả áp dụng

- Năm 2011:

- Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị. - Chuyển sơ đồ Pareto đến các bộ phận sản xuất có liên quan.

Các hồ sơ liên quan đến qui trình thứ tự ưu tiên khắc phục sai hỏng sản phẩm được lưu theo quy định của TTQT kiểm soát hồ sơ.

- KCS Các hồ sơ trên Kết thúc lƣu HS Xây dựng sơ đồ Pareto

70

Bảng 3.5 : Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát năm 2011

ĐVT: Khuyết tật STT Dạng khuyết tật Số khuyết tật Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích lũy Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy 1 Lỗi khác 1.526 35,60 1.526 35,60 2 Lỗi may 864 20,16 2.390 55,76 3 Lỗi chân ghế 456 10,64 2.846 66,40 4 Lỗi cần lưng 432 10,08 3.278 76,48 5 Lỗi chấu 324 7,56 3.602 84,04 6 Lỗi đóng gói 240 5,60 3.842 89,64 7 Lỗi đệm 132 3,08 3.974 92,72 8 Lỗi ốp tựa 120 2,80 4.094 95,52 9 Lỗi bát 156 3,64 4.250 99,16 10 Lỗi cần hơi 24 0,56 4.274 99,72 11 Lỗi bánh xe 12 0,28 4.286 100 Tổng 4286 100

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Pareto về các khuyết tật sản phẩm năm 2011

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát năm 2012

ĐVT: Khuyết tật STT Dạng khuyết tật Số khuyết tật Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích lũy Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy 1 Lỗi may 1.056 31,80 1.056 31,80 2 Lỗi chân ghế 516 15,54 1.572 47,34 3 Lỗi cần lưng 444 13,37 2.016 60,71 4 Lỗi khác 393 11,83 2.409 72,54 5 Lỗi chấu 312 9,39 2.721 81,94 6 Lỗi đóng gói 156 4,70 2.877 86,64 7 Lỗi đệm 144 4,34 3.021 90,98 8 Lỗi bát 120 3,61 3.141 94,59 9 Lỗi ốp tựa 108 3,25 3.249 97,84 10 Lỗi cần hơi 36 1,08 3.285 98,92 11 Lỗi bánh xe 36 1,08 3.321 100 Tổng 3.321 100

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ Pareto về các khuyết tật sản phẩm năm 2012

72

Bảng 3.7: Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát năm 2013

ĐVT: Khuyết tật STT Dạng khuyết tật Số khuyết tật Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích lũy Tỷ lệ % khuyết tật tích lũy 1 Lỗi may 1.152 29,40 1,152 29,40 2 Lỗi chân ghế 720 18,38 1,872 47,78 3 Lỗi cần lưng 648 16,54 2,520 64,32 4 Lỗi khác 342 8,73 2,862 73,05 5 Lỗi đệm 264 6,74 3,126 79,79 6 Lỗi ốp tựa 240 6,13 3,366 85,91 7 Lỗi đóng gói 192 4,90 3,558 90,81 8 Lỗi ốp chấu 156 3,98 3,714 94,79 9 Lỗi bát 108 2,76 3,822 97,55 10 Lỗi cần hơi 72 1,84 3,894 99,39 11 Lỗi bánh xe 24 0,61 3,918 100 Tổng 3918 100

73

Các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy, trong cả 3 năm khuyết tật về may chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2011: 20,16%; năm 2012: 31,28%; năm 2013: 29,04%). Vì vậy, Nhà máy phải ưu tiên giải quyết khuyết tật này trước tiên. Để giảm khuyết tật về may, Nhà máy cần tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân mới, tổ chức Hội thi tay nghề giỏi cho công nhân Xưởng may nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Ngoài ra, Nhà máy cần có biện pháp khuyến khích đội ngũ KCS tại xưởng may làm việc hiệu quả hơn đồng thời cũng có những hình thức kỷ luật phù hợp đối với các nhân viên KCS nếu họ làm việc không cẩn thận. Nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ KCS nhằm loại bỏ được những chi tiết may lỗi trước khi đưa vào các công đoạn tiếp theo để sản xuất sản phẩm.

Các khuyết tật chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo như: lỗi chân ghế (năm 2011 chiếm 10,64%, năm 2012 chiếm 15,54%, năm 2013 chiếm 18,38%) và lỗi cần lưng (năm 2011 chiếm 10,08%, năm 2012 chiếm 13,37%, năm 2013 chiếm 16,54%). Để hạn chế các khuyết tật về 2 loại vật tư này, GĐNM cần chỉ đạo xem xét lại các Kho bảo quản vật tư mà còn phải giao cho bộ phận Kỹ thuật nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như của bộ phận KCS tại khâu khiểm soát chất lượng vật tư đối với chất lượng vật tư nhằm hạn chế số lượng vật tư kém chất lượng, giảm tỷ lệ các vật tư lỗi, góp phần giảm số lượng sản phẩm sai hỏng và tiến tới đạt mục tiêu về chất lượng sản phẩm trong các năm tiếp theo.

Cả 3 loại khuyết tật trên đều có chiều hướng tăng lên qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà Nhà máy đang thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao. Yêu cầu bức thiết hiện nay là Nhà máy cần phải nghiên cứu và lựa chọn được các giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm trong những năm tiếp theo.

Các khuyết tật còn lại chiếm tỷ trọng ít hơn, đa số là các lỗi vật tư. Với phương pháp kiểm tra chọn mẫu hiện nay của Nhà máy, số lượng vật tư có chất lượng kém dễ dàng bị bỏ qua và được đưa vào sản xuất sản phẩm. Vì vật tư phải đặt

74

mua từ các nhà cung cấp khác, nên chỉ có thể gửi trả nhà cung cấp nếu những vật tư đó còn thời hạn bảo hành, nếu không Nhà máy sẽ phải bỏ đi tất cả các vật tư đó. Điều đó làm chi phí sản xuất gia tăng, gây lãng phí cho Nhà máy. Điều này thể hiện Nhà máy đang có vấn đề trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Nhà cung cấp là một đối tác cần phải chọn lựa kỹ càng để hợp tác làm ăn. Chất lượng vật tư thể hiện uy tín, trách nhiệm của nhà cung cấp. Khi chất lượng vật tư của nhà cung cấp kém thì Nhà máy cần nghiên cứu để tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp khác có uy tín hơn.

Nhà máy cũng nên bố trí một lực lượng KCS đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, thực hiện việc kiểm soát 100% số vật tư đầu vào đối với các vật tư có giá trị cao như: cần lưng, cần hơi, bánh xe, chân ghế, ốp tựa. Mặc dù với phương pháp này, Nhà máy sẽ mất thêm nhiều chi phí về thời gian và tài chính nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả cao. Kiểm soát 100% vật tư không chỉ loại bỏ được vật tư lỗi mà còn có thể lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất cho Nhà máy, như vậy sẽ có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Nhà máy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 79)