1.2.3.1 Sơ đồ lưu trình
―Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các ký hiệu bất định‖ (Nguyễn Đình Phan, 2005, trang 265).
Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động, nhờ đó phát hiện các hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Thông qua các hình ảnh cụ thể được biểu diễn trên sơ đồ, người ta biết được các hoạt động thừa không cần thiết để loại bỏ chúng, tiến
18
hành những hoạt động cải tiến và hoàn thiện, nhằm giảm những lãng phí về thời gian và tài chính. Sơ đồ lưu trình là một công cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những người thực hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của mình trong quá trình và xác định được những hoạt động cụ thể cần sửa đổi. Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược như sau:
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ lƣu trình
Để thiết lập sơ đồ lưu trình cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
- Những người xây dựng sơ đồ là những người có liên quan trực tiếp đến quá trình đó.
- Tất cả các thành viên của quá trình cần tham gia vào thiết lập sơ đồ lưu trình. - Dữ liệu và thông tin phải trình bày rõ ràng cụ thể, dễ hiểu, dễ viết
- Trong khi xây dựng sơ đồ lưu trình cần đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi cần đặt ra liên tục trong suốt tiến trình xây dựng sơ đồ lưu trình như câu hỏi sau: Cái gì? Khi nào? Ai? Ở đâu? Tại sao? Cái gì sẽ kế tiếp?...
Dự kiến đủ thời gian cần thiết cho việc thiết lập sơ đồ lưu trình.
1.2.3.2 Phiếu kiểm tra chất lượng
―Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng để đưa ra những quyết định xử lý hợp lý‖ (Nguyễn Đình Phan, 2005, trang 271).
Phiếu kiểm tra được thiết kế theo những hình thức khoa học để ghi các số liệu một cách đơn giản bằng cách ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm mà không cần phải ghi một cách chi tiết các dữ liệu thu thập được và sau đó dùng các phiếu này để phân tích đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm.
Không đạt
19
Căn cứ vào mục tiêu sử dụng, phiếu kiểm tra được chia thành hai loại chủ yếu là phiếu kiểm tra để nghi chép, phiếu kiểm tra để kiểm tra.
Phiếu kiểm tra để ghi chép lại gồm có:
- Phiếu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sự phân bố của các giá trị đặc tính. - Phiếu kiểm tra để nhận biết đánh giá sai sót theo chủng loại
- Phiếu kiểm tra để nhận biết, xem xét chỗ xảy ra sai sót Phiếu kiểm tra để kiểm tra gồm:
- Để kiểm tra đặc tính - Để kiểm tra độ an toàn - Để kiểm tra sự tiến bộ
Bảng 1.1. Phiếu kiểm tra các loại khuyết tật của xe máy
Phiếu kiểm tra
Sản phẩm: Xe máy Ngày kiểm tra; 1/10/2013 Giai đoạn sản xuất: Kiểm tra cuối cùng Phân xưởng: Hoàn chỉnh Loại phế phẩm: Không Công đoạn: Cuối cùng
Tổng số: 100 xe Tên người kiểm tra: Nguyễn Văn A Ghi chú: Kiểm tra toàn bộ Lô số: 2
Đơn hàng số: NT 483
Loại Kiểm tra Tổng
Khuyết tật về sơn //// //// //// /// 18 Khuyết tật mối hàn //// //// //// //// / 21 Khuyết tật lắp ráp //// //// //// //// //// // 27 Khuyết ttật về bộ phận điện //// /// 8 Khuyết tật về động cơ // 2 Các khuyết tật khác //// 4 Tổng cộng: 80
20
1.2.3.3 Biểu đồ phân bố mật độ
Thông thường trong doanh nghiệp để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cần thu thập nhiều dữ liệu khác nhau. Những dữ liệu này thể hiện những giá trị đo khác nhau trong từng nhóm mẫu. Giá trị của chúng phân tán trong những khoảng khác nhau và không theo một trình tự, quy luật nhất định. Nếu nhìn vào những số liệu thu được một cách ngẫu nhiên đó sẽ rất khó đánh giá hết ý nghĩa của những thông tin mà chúng đem lại. Để có thể phân tích đánh giá tình hình chất lượng từ những dữ liệu đó, đưa ra những kết luận chính xác người ta tập hợp, phân loại, sắp xếp lại chúng biểu diễn sự phân bố dưới những dạng khác nhau theo đặc điểm của các dữ liệu thu được. Công cụ thống kê dùng để biểu diễn dạng phân bố đó là biểu đồ phân bố mật độ.
―Thực chất biểu đồ phân bố mật độ là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định‖ (Nguyễn Đình Phan, 2005, trang 275).
Căn cứ vào dạng phân bố bằng đồ thị đó, người ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng hoặc quá trình. Đó là cơ sở để có những biện pháp can thiệp, giải quyết kịp thời.
Biểu đồ phân bố mật độ có ý nghĩa rất lớn trong quản lý chất lượng. Dựa trên biểu đồ phân bố mật độ có thể thấy:
- Tỷ lệ hỏng thấp hay cao hơn chuẩn;
- Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của các giới hạn tiêu chuẩn hay không?
- Độ phân tán của dữ liệu so với giới hạn tiêu chuẩn Từ đó có những kết luận và giải pháp giải quyết kịp thời. Những ứng dụng cụ thể của biểu đồ phân bố mật độ gồm:
- Kiểm tra và phân tích, đánh giá một cách định tính và định lượng khả năng của quá trình và thiết bị. Theo dõi được sự biến động của quá trình, độ chính xác của thiết bị.
21
trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng và đọc đồ thị sẽ nhận thức được quá trình có chuẩn không. Kết hợp với đường trung bình và đường giới hạn là nó sẽ trở thành một biểu đồ kiểm soát rất tiện lợi.
- Dùng làm tài liệu báo cáo đơn giản, dễ hiểu - Phát hiện các sai số về đo.
a. Phân bố chuẩn
Dạng này có hình quả chuông. Trường hợp này nếu phần lớn dữ liệu nằm trong khoảng 4 sai lệch chuẩn ( sẽ là dạng lý tưởng. Điều đó nói lên khi có những biến thiên nhỏ trong quá trình thì sản phẩm vẫn không bị loại bỏ và nằm trong giới hạn cho phép.
b. Phân bố không chuẩn
Trong phân bố không chuẩn chia thành nhiều dạng phân bố, mỗi dạng phản ánh một tình trạng cụ thể về dữ liệu. Nếu thấy xuất hiện dạng này cần thu thập, phân nhóm lại các dữ liệu.
- Dạng răng lược có các đỉnh cao thấp xen kẽ nhau. Nó đặc trưng cho lỗi đo đếm, lỗi trong thu thập số liệu. Nếu thấy xuất hiện dạng này cần thu thập, phân nhóm lại các dữ liệu.
22
- Dạng hai đỉnh, có lõm phân cách ở giữa dãy giữ liệu và đỉnh ở hai bên. Dạng này thường phản ánh có hai quá trình cùng xảy ra.
- Dạng bề mặt tương đối bằng phẳng không có đỉnh rõ ràng. Dạng này thường phản ánh trong doanh nghiệp không có quy trình xác định chung mà có rất nhiều quy trình khác nhau tuỳ thuộc vào cách thao tác của từng người lao động.
- Dạng phân bố lệch không đối xứng. Dạng này đỉnh lệch khỏi tâm của dãy dữ liệu và phải xem xét phần lệch khỏi tâm đó có vượt ra ngoài giới hạn kỹ thuật không. Nếu chúng vẫn nằm trong giới hạn kỹ thuật cho phép thì quá trình không phải là xấu.
23
- Dạng vách núi phân bố nghiêng về bên trái hoặc bên phải thể hiện có sự vượt giá trị quy định quá mức của chỉ tiêu chất lượng.
- Dạng hai đỉnh biệt lập, tách rời nhau trong đó một quả chuông lớn và một quả tách riêng. Dạng này cho thấy có hai quá trình đang song song tồn tại, trong đó một quá trình phụ có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, cần tìm được nguyên nhân và loại bỏ kịp thời.
1.2.3.4 Biểu đồ phân tán
Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, một chỉ tiêu chất lượng được tạo nên nhờ sự kết hợp và tác động của nhiều yếu tố. Giữa chất lượng và các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ có thể là giữa kết quả và nguyên nhân nhưng cũng có thể là giữa nhân tố này với nhân tố khác của nó.
―Biểu đồ phân tán thực chất là một đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng‖ (Nguyễn Đình Phan, 2005, trang 294).
24
Nhìn vào biểu đồ phân tán ta thấy sự phân bố của một tập hợp các dữ liệu thể hiện mức độ và tính chất của mối quan hệ giữa hai biến số chất lượng và nguyên nhân. Mối tương quan thể hiện dưới các dạng sau:
+ Tương quan dương: Nó phản ánh sự gia tăng của biến số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của biến số kết quả (chỉ tiêu chất lượng). Mối quan hệ ở đây là quan hệ đồng hương. Nhìn vào biểu đồ phân tán của dữ liệu có thể nhận thấy mức độ tương quan lớn hay nhỏ.
+ Tương quan âm: Đó là mối tương quan nghịch chiều khi một biến thiên tăng dẫn đến kết quả giảm.
+ Không có tương quan: Dữ liệu trên phản ánh biểu đồ phản ánh giữa hai biến số không có mối quan hệ tương quan vào với nhau. Trường hợp này chúng ta khẳng định những vấn đề chất lượng do các nguyên nhân khác gây ra.