2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
a. Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp:
Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các tư liệu đã công bố, đó là các báo cáo tài chính như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013; báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2010 – 2013; các số liệu về nhân sự, các máy móc thiết bị đang được sử dụng… Các số liệu này chủ yếu lấy từ các phòng ban như : Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kỹ thuật của Nhà máy. Bên cạnh đó là các trang web, sách báo, tạp chí liên quan…
b. Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp:
Để đánh giá hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng của Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát. Tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát tại Nhà máy . Bảng hỏi được gửi cho nhóm đối tượng tham gia là Ban Giám đốc (3 người), trưởng, phó các phòng, bộ phận sản xuất (16 người) và trưởng, phó các xưởng sản xuất (18 người) nhằm khảo sát các nội dung chính như:
- Đánh giá mức độ quan tâm đến hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy.
- Sự cần thiết của hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy.
- Đánh giá tác dụng của các công cụ thống kê đang được ứng dụng trong sản xuất tại Nhà máy.
34
- Đánh giá mức độ phù hợp của các công cụ thống kê đang được sử dụng tại Nhà máy.
- Đánh giá chung hiệu quả của các công cụ thống kê đang được ứng dụng trong sản xuất tại Nhà máy.
- Đánh giá việc mở rộng hình thức ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy.
Trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp nhìn chung là diễn ra thuận lợi tuy nhiên tác giả cho rằng việc thu thập thông tin qua phiếu điều tra có thể gặp các rủi ro sau:
(1) Người được hỏi không hiểu câu hỏi;
(2)Người được hỏi không trả lời hoặc trả lời không đúng với ý kiến của họ vì những lý do tế nhị;
Để tránh những rủi tro về “Người được hỏi không hiểu câu hỏi ‖, tác giả đã thiết kế câu hỏi một cách đơn giản, dễ hiểu; đồng thời tác giả đã giải thích rõ cho người được điều tra nếu có vướng mắc;
Để tránh những rủi ro ―Người được hỏi không trả lời hoặc trả lời không đúng với ý kiến của họ vì những lý do tế nhị” tác giả đã giải thích: đây chỉ là một cuộc khảo sát điều tra nhằm mục đích đánh giá hoạt động ứng dụng công cụ thống kê tại Nhà máy nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đồng thời tác giả xin khẳng định toàn bộ danh tính và các câu trả lời của người được điều tra sẽ được giữ kín tuyệt đối. Những dữ kiện thu thập được sẽ chỉ được phân tích, tổng hợp và bình luận một cách tổng quát trong báo cáo đề tài; người được điều tra không đại diện cho cơ quan tổ chức nào cả. Mọi câu trả lời của Anh/chị đều có ý nghĩa đối với cuộc nghiên cứu.
2.2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu:
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập được sử dụng một số phương pháp để phân tích số liệu như: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ suất, tỷ lệ, phương pháp biểu mẫu, biểu đồ…
35
- Phương pháp so sánh và phương pháp biểu đồ trong phân tích, đã giúp đánh giá được khái quát tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.
- Phương pháp tỷ lệ nhằm mục đích đánh giá tỷ trọng của từng yếu tố nghiên cứu trong tổng thể.
a. Phương pháp so sánh:
Dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính.
- Các yếu tố định lượng: Những yếu tố được xác định bằng những con số cụ thể so sánh với nhau thông qua các chỉ tiêu: số ngưỡng trên – ngưỡng dưới, số tương đối, số bình quân, tỷ lệ %... để thấy rõ được bản chất của hiện tượng.
- Các yếu tố định tính: Những yếu tố được xác định qua phương pháp quan sát, thảo luận, phán đoán… được so sánh với nhau thông qua các chỉ tiêu: chỉ tiêu công nghệ, chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu thẩm mỹ … từ đó đưa ra định hướng cho vấn đề nghiên cứu.
b. Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này được dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các nhà chuyên gia về lĩnh vực công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Trong đề tài có sử dụng phương chuyên gia thông qua việc lấy ý kiến của Phó Giám đốc sản xuất, trưởng bộ phận KCS, quản đốc sản xuất… trong Nhà máy cùng thầy giáo hướng dẫn.
36
CHƢƠNG III
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN PHÕNG –
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT
3.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát