Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty

Một phần của tài liệu ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 61)

ty cổ phần nội thất Hòa Phát

Trải qua 7 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát nói chung và Nhà máy ghế xoay văn phòng nói riêng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường bằng việc khẳng định uy tín của mình thông qua các sản phẩm chất lượng, tuy nhiên các sản phẩm của Nhà máy được sản xuất ra không thể tránh khỏi nhưng sai hỏng, các khuyết tật của sản phẩm vẫn còn tồn tại ở từng khâu sản xuất. Ta có bảng số liệu tổng hợp các sản phẩm sai hỏng của Nhà máy qua 3 năm từ 2011 đến 2013:

50

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp sản phẩm sai hỏng tại Nhà máy sản xuất ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát

ĐVT: Sản phẩm

(Nguồn: Bộ phận KCS – Nhà máy sản xuất ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát)

TT Dòng sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng SP SP đạt SP hỏng Tỷ lệ sai hỏng thực tế Tổng SP SP đạt SP hỏng Tỷ lệ sai hỏng thực tế Tổng SP SP đạt SP hỏng Tỷ lệ sai hỏng thực tế 1 Ghế lưới cao cấp 1.176 1.164 12 1,02 1.152 1.140 12 1,04 1.455 1.440 15 1,03

2 Ghế xoay nhân viên 92.340 91.368 972 1,05 90.240 89.280 960 1,06 87.220 86.330 890 1,02

3 Ghế lưng cao 2.820 2.790 30 1,06 1.164 1.152 12 1,03 768 760 8 1,04 4 Ghế lưng trung 16.464 16.296 168 1,02 14.256 14.112 144 1,01 9.996 9.894 102 1,02 5 Ghế da trưởng phòng 4.752 4.704 48 1,01 4.365 4.320 45 1,03 3.700 3.663 37 1,00 6 Ghế giám đốc TQ 3.000 2.970 30 1,00 1.410 1.395 15 1,06 970 960 10 1,03 7 Ghế chân quỳ 33.840 33.480 360 1,06 17.460 17.280 180 1,03 23.520 23.280 240 1,02 8 Ghế phòng chờ 112.860 111.720 1.140 1,01 71.280 70.560 720 1,01 72.960 72.200 760 1,04 9 Ghế trẻ em 27.648 27.360 288 1,04 10.476 10.368 108 1,03 9.700 9.603 97 1,00 10 Ghế chân gỗ 97.416 96.432 984 1,01 85.000 84.150 850 1,00 87.220 86.330 890 1,02 Tổng 392.316 388.284 4.032 296.803 293.757 3.046 297.509 294.460 3.049

51

Qua bảng 3.2 có thể lập bảng so sánh kết quả tổng hợp giữa các năm để nhận thấy rõ biến động về tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế tại Nhà máy trong 3 năm qua. Vì tổng số lượng sản xuất sản phẩm mỗi năm là khác nhau, chỉ có giới hạn quy định về tỷ lệ sản phẩm sai hỏng là không thay đổi trong cả 3 kỳ nghiên cứu, vì vậy, không thể sử dụng số lượng sản phẩm sai hỏng mà phải sử dụng tỷ lệ sai hỏng thực tế để so sánh, đánh giá về thực trạng chất lượng sản phẩm tại Nhà máy.

Bảng 3.3: Bảng so sánh tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát (Giai đoạn 20011 – 2013)

TT Dòng sản phẩm

Tỷ lệ sai hỏng thực tế

(%) So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

1 Ghế lưới cao cấp 1,02 1,04 1,03 0,02 -0,01 2 Ghế xoay nhân viên 1,05 1,06 1,02 0,01 -0,04 3 Ghế lưng cao 1,06 1,03 1,04 -0,03 0,01 4 Ghế lưng trung 1,02 1,01 1,02 -0,01 0,01 5 Ghế da trưởng phòng 1,01 1,03 1,00 0,02 -0,03 6 Ghế giám đốc TQ 1,00 1,06 1,03 0,06 -0,03 7 Ghế chân quỳ 1,06 1,03 1,02 -0,03 -0,01 8 Ghế phòng chờ 1,01 1,01 1,04 0,00 0,03 9 Ghế trẻ em 1,04 1,03 1,00 -0,01 -0,03 10 Ghế chân gỗ 1,01 1,00 1,02 -0,01 0,02

(Nguồn: Bộ phận KCS – Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát)

Dựa vào bảng 3.2 và 3.3, có thể đưa ra những đánh giá sau: - Tổng số lượng sản phẩm sai hỏng:

+ Năm 2012, tổng số sản phẩm hỏng là 3046 sản phẩm, giảm 986 sản phẩm lỗi so với năm 2011 với 4032 sản phẩm sai hỏng, tương ứng giảm 24,45%.

+ Năm 2013, tổng số sản phẩm hỏng là 3049 sản phẩm, tăng 3 sản phẩm lỗi so với năm 2012.

52

Một số lượng nhỏ sai phẩm sai hỏng được phát hiện trong quá trình sản xuất đã được khắc phục, còn lại một số lượng lớn sản phẩm sai hỏng phải bỏ đi, không thể khắc phục được, gây lãng phí vật tư, công sức lao động, làm tăng chi phí sản xuất của Nhà máy. Bên cạnh đó, có những sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mới phát hiện ra lỗi gây ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của công ty.

Nhìn vào bảng 3.3, nhận thấy một số dòng sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm sai hỏng khá lớn. Hơn nữa, sản phẩm ở một số dòng cao cấp lại có tỷ lệ sai hỏng thực tế còn lớn, cụ thể:

- Dòng sản phẩm Ghế lưới cao cấp: Tỷ lệ sai hỏng thực tế giảm nhưng số lượng sai hỏng lại tăng lên do lượng sản xuất tăng.

+ Năm 2011 có tỷ lệ sai hỏng là 1,02%.

+ Năm 2012, tỷ lệ sai hỏng thực tế là 1,04%, tăng thêm 0,02% so với năm 2011.

+ Năm 2013, tỷ lệ sai hỏng đã giảm được 0,01% so với năm 2012 xuống còn 1,03%.

Tuy tỷ lệ sai hỏng vẫn còn nhưng vẫn nằm trong giới hạn tỷ lệ cho phép, như vậy trong cả 3 năm qua Nhà máy đã đạt được chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm.

- Dòng sản phẩm Ghế xoay nhân viên có tỷ lệ sai hỏng sản phẩm giảm mạnh trong năm 2013, chứng tỏ Nhà máy đã phân tích lỗi chính xác và có biện pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm ở các dòng sản phẩm này.

Năm 2012, dòng Ghế xoay nhân viên có tỷ lệ sản phẩm sai hỏng là 1,06%, tăng 0,01 % so với năm 2011 với 6%, nhưng đến năm 2013, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế đã giảm mạnh đến 0,04 % và chỉ còn 1,02%, đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với dòng sản phẩm Ghế da trưởng phòng, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế cũng biến động tương tự như sản phẩm Ghế xoay nhân viên. Năm 2012, tỷ lệ sai hỏng thực tế là 1,03%, tăng 0,02% so với năm 2011 là 1,01%. Đến năm 2013, tỷ lệ sai hỏng thực tế cũng đã giảm 0,03%, chỉ còn 1%. Đây là dòng ghế cao cấp, chi phí

53

sản xuất lớn và đối tượng người tiêu dùng là những người có địa vị trong xã hội, chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Vì vậy Nhà máy cần có nhiều cố gắng hơn nữa để giảm thiểu sai sót trong sản xuất, hạn chế tối đa số sản phẩm sai hỏng.

- Chất lượng sản phẩm ở dòng Ghế giám đốc TQ là đáng lo ngại nhất đối với Nhà máy hiện nay. Trong năm 2012, lượng sản xuất sản phẩm đạt là 1.395 sản phẩm, giảm 1.575 sản phẩm so với năm 2011, nhưng tỷ lệ sai hỏng lại tăng thêm 0,06%. Năm 2011 chỉ có 1% sai hỏng trên tổng số 2970 sản phẩm được sản xuất. Và đến năm 2013 thì tỷ lệ sai hỏng giảm xuống còn 1,03% nhưng chỉ với 960 sản phẩm sản xuất ra. Ghế giám đốc TQ là dòng sản phẩm có yêu cầu chất lượng cao, tuy nhiên, vật tư để lắp ráp sản xuất chủ yếu là hàng nhập khẩu của Trung Quốc và không tránh khỏi những vật tư có chất lượng kém lọt qua khâu kiểm soát vật tư đầu vào được đưa vào sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy, Nhà máy cần có biện pháp để kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào hoặc nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp uy tín khác để giảm thiểu một cách nhanh chóng tỷ lệ sản phẩm sai hỏng.

- Dòng sản phẩm Ghế trẻ em cho kết quả đáng mừng vì tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế đã giảm qua từng năm một cách rõ rệt. Năm 2011, tỷ lệ sai hỏng là 1,04%, thì đến năm 2012 đã giảm được 0,01% còn 1,03% và đến năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn 1%. Với kết quả đáng mừng như vậy, trong thời gian sắp tới, Nhà máy có thể đạt được tỷ lệ sai hỏng cho phép khoảng 0,5%. Như vậy, rất có thể sẽ không xuất hiện sai hỏng ở dòng ghế trẻ em.

- Ghế phòng chờ và Ghế chân gỗ có tỷ lệ sai hỏng thực tế năm 2013 không giảm mà thậm chí còn tăng. Ghế phòng chờ có tỷ lệ sai hỏng năm 2013 tăng 0,03% so với năm 2012 còn Ghế chân gỗ thì tăng 0,02%. Chất lượng sản phẩm bị suy giảm gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của Nhà máy. Đặc biệt đây là hai dòng ghế trung bình, dễ sản xuất, khó xảy ra sai hỏng. Vì vậy, Nhà máy cần tập trung phân tích các khuyết tật trên sản phẩm, tìm kiếm nguyên nhân gây ra sai hỏng để có hướng giải quyết.

54

- Dòng sản phẩm Ghế chân quỳ có tỷ lệ sai hỏng thực tế giảm mạnh trong năm 2012 và giảm nhẹ hơn trong năm 2013.

+ Năm 2011 có 360 sản phẩm lỗi trên tổng số 33.840 sản phẩm được sản xuất, tỷ lệ sai hỏng chiếm 1,06%.

+ Năm 2012 có 180 sản phẩm sai hỏng trên tổng số 17.460 sản phẩm được sản xuất, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng là 1,03%, giảm 0,03% so với năm 2011

+ Tuy nhiên đến năm 2013, số ghế chân quỳ lỗi là 240 sản phẩm trên tổng số 23.520 sản phẩm được sản xuất ra, chiếm 1,02% và chỉ giảm được 0,01% so với năm 2012. Vì vậy, Nhà máy cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo chất lượng cho dòng ghế này.

- Năm 2013 dòng ghế lưng cao và ghế lưng trung đều có tỷ lệ sai hỏng thực tế tăng 0,01% so với năm 2012.

Số lượng sản phẩm sai hỏng vẫn tồn tại đang đặt ra nhiệm vụ cho Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát phải nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân gây sai hỏng nhiều và đề xuất, tiến hành thực hiện các phương án cải tiến sản phẩm, đặc biệt là nâng cao chất lượng vật tư và nâng cao tay nghề của công nhân lao động nhằm khẳng định lại uy tín thương hiệu Hòa Phát và niềm tin từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 61)