a) Chế độ liều dùng vancomycin theo hệ số thanh thải creatinin
Chế độ liều dùng vancomycin được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, trong đó yếu tố rất quan trọng là hệ số thanh thải creatinin của bệnh nhân. Theo dõi
ClCr của bệnh nhân cho phép lựa chọn chế độ liều phù hợp để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu độc tính. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 87 bệnh nhân xác định được ClCr. Tiến hành phân tích chế độ liều dùng vancomycin trên nhóm bệnh nhân xác định được ClCr (nhóm bệnh nhân còn lại chúng tôi không có đủ cơ sơ để phân tích), chế độ liều dùng vancomycin theo ClCrđược thể hiện trong hình sau:
Hình 3.3: Biểu đồ chế độ liều vancomycin theo hệ số thanh thải creatinin
Nhận xét:
Trên nhóm bệnh nhân xác định ClCr, chế độ liều dùng chủ yếu vẫn là 1g/12h, chiếm 88,5%. Chế độ liều này cũng được sử dụng trên những bệnh nhân
có hệ số thanh thải creatinin rất khác nhau. Những bệnh nhân suy giảm chức năng thận (hệ số thanh thải ClCr<60ml/phút) và những bệnh nhân có ClCr>90ml/phút đều được sử dụng chế độ liều dùng này.
b) Đánh giá tính hợp lý về chế độ liều dùng
So sánh chế độ liều dùng của nhóm bệnh nhân xác định được hệ số thanh thải creatinin ClCr với chế độ liều vancomycin được khuyến cáo trong “Hướng dẫn sử dụng vancomycin và quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu”của bệnh viện Bạch Mai,kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.15: Đánh giá tính hợp lý về chế độ liều dùng trong mẫu nghiên cứu
ClCr(ml/phút) Phù hợp n (%) Không phù hợp n (%) >90 0/14 (0) 14/14 (100,0) 60-90 38/41 (92,7) 3/41 (7,3) 20-60 4/31 (12,9) 27/31 (87,1) <20 0/1 (0) 1/1 (100,0) Tổng 42/87 (48,3) 45/87 (51,7) Nhận xét:
So sánh chế độ liều dùng của mẫu nghiên cứu với chế độ liều dùng trong
“Hướng dẫn sử dụng vancomycin và quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu”của bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt lớn về chế độ liều thực tế và hướng dẫn điều trị trên hai nhóm bệnh nhân, cụ thể là nhóm có hệ số thanh thải creatinin trên 90ml/phút và dưới 60ml/phút.
Nhóm bệnh nhân có ClCr trên 90ml/phút dùng vancomycin liều thấp hơn so với liều khuyến cáo trong “Hướng dẫn sử dụng vancomycin và quy trình
giám sát nồng độ vancomycin trong máu” của bệnh viện Bạch Mai. Như vậy,
100% bệnh nhân có ClCr trên 90ml/phút sử dụng liều vancomycin không phù hợp.
Trên nhóm bệnh nhân có ClCr dưới 60ml/phút chỉ có 4/31 (12,9%) bệnh nhân dùng liều phù hợp với khuyến cáo và 27/31 (87,1%) bệnh nhân dùng liều không phù hợp. Trong đó, có 1/27 bệnh nhân này được hiệu chỉnh liều phù hợp.
Trên nhóm bệnh nhân có chức năng thận bình thường trước dùng vancomycin có 38/41bệnh nhân (chiếm 92,7%) có liều vancomycin phù hợp và3/41 (7,3%) bệnh nhân dùng liều không phù hợp. Hiệu chỉnh liều phù hợp được thực hiện trên 1 bệnh nhân.
Như vậy, trong nhóm bệnh nhân xác định được ClCr, 48,3% bệnh nhân có chế độ liều vancomycin phù hợp và 51,7% bệnh nhân có liều dùng không phù hợp.