Về đường dùng, bệnh nhân trong nghiên cứu dùng vancomycin đường truyền tĩnh mạch ngắt quãng. Một số nghiên cứu đề xuất truyền tĩnh mạch liên tục vancomycin để đạt nồng độ thuốc trong huyết thanh cao. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2010 của Sally S K Man cũng như nghiên cứu năm 2013 của DiMondi VP cho thấy vẫn chưa đủ bằng chứng chứng minh truyền liên tục có hiệu quả điều trị vượt trội hơn so với truyền ngắt quãng các và bằng chứng hiện nay cũng không ủng hộ việc truyền liên tục trong trường hợp nhiễm khuẩn Gr(+) đa kháng thuốc [30, 64].Như vậy, đường tiêm truyền tĩnh mạch ngắt quãng được coi là hoàn toàn phù hợp.
Về cách dùng vancomycin trong điều trị, dung môi pha truyền là NaCl 0,9% và glucose 5%, những dung môi khá thông dụng và có tính tượng hợp cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, dung môi pha truyền chủ yếu là NaCl 0,9% (chiếm 85,2%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu năm 2011 của Nguyễn
Thị Hà (92%) và năm 2012 củaKiều Tiến Thịnh (83,61%)[5, 11]. Về thời gian truyền, hầu hết các tài liệu khuyến cáo 0,5g vancomycin nên được truyền ít nhất trong 60 phútvà liều lớn hơn 0,5g được truyền với tốc độ truyền tối đa không quá 10mg/ml và nồng độ dung dịch pha truyền không quá 5mg/ml, đối với những bệnh nhân hạn chế truyền dịch thì nồng độ dung dịch pha có thể lên đến 10mg/ml [4] để hạn chế tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêm truyền. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 96,4% bệnh nhân có thời gian truyền phù hợp và 3,6% bệnh nhân có thời gian truyền không phù hợp. Tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêm truyền xảy ra trên 2,3% bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, tỉ lệ này đã giảm đáng kể (từ 8% năm 2011)[5].