Tác động tới môitrường kinh tế xã hội 1 Ảnh hưởng tới các công trình công cộng

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 67)

1. Ảnh hưởng tới các công trình công cộng

Giao thông

Hệ thống đường chạy dọc theo hai bờ kênh mương làm tăng khả năng giao thông trong vùng. Kênh chính và hệ thống đường bờ kênh tạo thành một trục giao thông liên huyện chạy từ Tây Sơn qua An Nhơn sang Phù Cát tới giáp bờ sông La Tinh. Giao thông nội đồng cũng được cải thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

Giao thông thuận tiện sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực, giúp cho việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng ngày càng mạnh, cuộc sống của người dân cũng được cải thiện.

Cấp nước

- Tăng thêm diện tưới, làm tăng diện tích lúa đông xuân 43%, lúa hè thu 34%, lúa mùa 47%, và rau màu tăng 79,17%.

- Cung cấp thêm nước cho nhu cầu dân sinh và các ngành kinh tế. - Xả ở hạ lưu bảo vệ môi trường.

- Cấp nước nuôi trồng thuỷ sản, theo dự án là tận dụng nước hồi quy khoảng 20% lượng nước dùng và 3 m3/s nước xả môi trường, đồng thời cấp thêm từ hồ chứa 30,5.106 m3/s.

Phát triển các cụm dân cư tập trung

Do khả năng giao thông thuận lợi và nguồn nước được cung cấp liên tục tại các kênh chính nên nơi đây sẽ là địa bàn thuận lợi để cho các cụm dân cư tập trung hình thành trong tương lai. Các khu dân cư sẽ phát triển dọc theo hai bên bờ kênh chính tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và do đó kinh tế nông thôn từng bước được nâng lên.

2. Ảnh hưởng tới các ngành sản xuất

Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống tưới. Do được cung cấp nước ổn định, sản xuất nông nghiệp của vùng sẽ phát triển theo hướng tăng

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

diện tích gieo trồng, đảm bảo ổn định và tăng năng suất cây trồng , tăng cường thâm canh bằng phân bón và sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao.

Nuôi trồng thuỷ sản

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở vùng dự án bao gồm nuôi cá nước ngọt và nuôi tôm nước mặn, nước lợ. Nghề nuôi tôm phát triển chủ yếu ở vùng Đầm Thị Nại.

Hiện nay trong vùng đã có 1.543 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 80% diện tích là nuôi tôm nước mặn, lợ, còn 20% nuôi cá nước ngọt. Năng suất tôm bình quân đạt từ 500-1000kg/ha tuỳ theo hình thức nuôi. Thu nhập của người lao động nuôi tôm bình quân cao gấp 2,5 lần so với lao động nông nghiệp. Gía trị 1 ha nuôi tôm trung bình cao gấp 8-10 lần/1ha đất nông nghiệp.

Theo dự án, diện tích nuôi tôm nước lợ là 1.543ha sử dụng nước hồi quy xả xuống sông Kone và nước cấp cho nuôi trồng thuỷ sản .

Tạo thêm công ăn việc làm

Hệ thống tưới Định Bình sẽ thu hót thêm một số lao động trong thời gian thi công xây dựng công trình, tham gia vào việc vận hành công trình khi đã xây dựng xong và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

Số ngày công lao động cho nông dân và nuôi trồng thuỷ sản khi chưa có công trình tưới và sau khi có công trình được trình bày trong bảng IV.1

Bảng IV.1. Thay đổi nhu cầu về lao động trong sản xuất nông nghiệp Các loại hình

Chưa có công trình Có công trình Diện tích (ha) Nhu cầu lao động cho 1 ha (công) Tổng nhu cầu lao động (công) Diện tích (ha) Nhu cầu lao động cho 1 ha (công) Tổng nhu cầu lao động (công)

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w