1. Nuôi trồng thuỷ sản
Hồ chứa Định Bình sau khi xây dựng sẽ tạo được một diện tích mặt nước lớn cho nuôi trồng thuỷ sản.
Theo tính toán hồ Định Bình sẽ có thể phát triển nuôi cá trên diện tích 870ha, và 950 ha sản lượng cá .
2. Phát điện
Phát điện với công suất lắp máy là 6600KW và điện lượng bình quân hàng năm là 38,33 triệu KW/giờ.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
Ngoài việc cấp nước tưới , nước cho nuôi trồng thuỷ sản và nước cho môi trường sinh thái, hồ Định Bình còn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn với tổng lượng nước cấp là : 59,78 triệu m3/ năm.
4. Hạn chế thiệt hại do lũ lụt
Hồ chứa nước Định Bình như đã phân tích ở trên, có tác dụng giảm bớt cường độ lũ chính vụ và kiểm soát được lũ tiểu mãn , lò sớm.
5. Phát triển du lịch
Hồ chứa nước Định Bình là hồ lớn nhất của tỉnh Bình Định. Với diện tích mặt hồ lớn , lại nằm giữa thung lũng núi sẽ tạo thành một phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi giải trí du lịch.
Tiềm năng du lịch ở hồ Định Bình rất lớn nếu được khai thác và đầu tư một cách hợp lý.
IV.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KÊNH MƯƠNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
IV.2.1. Những tác động bất lợi cho môi trường I. Tác động tới môi trường vật lý
1. Thay đổi địa hình và sự cố môi trường
Kênh chính Văn Phong có dạng một đường bao rìa Tây Bắc đồng bằng Nam Bình Định từ Bình Tường đến Cát Hanh, hình thành một vật cản tự nhiên, ngăn cản các dòng chảy mặt từ phía đồi núi thấp ở vùng giáp ranh 3 huyện Phù Cát- Tây Sơn-Vĩnh Thạnh, có thể gây úng ngập cục bộ rìa phía Tây, bên bờ trái của kênh. Mặt khác khi không kịp thoát lũ kênh này có thể bị vỡ ở những nơi xung yếu gây ra xói lở , cát trôi bồi lấp ruộng đồng ở rìa bờ phải của kênh này.
Tình hình tương tự cũng có thể xảy ra đối với một số kênh khác.
2. Tác động tới môi trường tài nguyên nước
Tuy dòng chảy mùa kiệt trên toàn bộ sông Kone có xu hướng tăng nhưng ở từng thời điểm , từng vị trí dòng chảy có khả năng giảm. Việc khai thác nước khối lượng lớn ở đầu kênh sẽ làm cho phía cuối kênh thiếu nước. Các khu Tân An-Đập Đá, khu bơm Văn Phong và khu Nam sông Kone sẽ bị thiếu nước trong giai đoạn thời vụ căng thẳng.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
Thất thoát nước trên kênh và ở đồng ruộng tương đối lớn ở các khu vực đất cát như Tây Thuận (Tây Sơn), Cát Hiệp, Cát Trinh, Cát Hanh ( Phù Cát), cộng với lượng bốc hơi lớn trên toàn bộ khu tưới làm cho dòng chảy sông Kone phía hạ du bị hạ thấp trong thời gian hệ thống tưới vận hành và chỉ được bù đắp một thời gian sau đó dưới dạng nước hồi quy và dòng chảy ngầm.
Làm thay đổi chất lượng nước: Việc tăng diện tích và khối lượng nước tưới trên hệ thống thuỷ lợi sẽ dẫn đến khối lượng các chất bị rửa trôi từ đất canh tác tăng lên. Các chất này theo dòng chảy hồi quy trở lại hệ thống tiêu nước ( kênh tiêu, sông suối) cuối cùng sẽ xâm nhập vào sông Kone và vận chuyển ra đầm Thị Nại. Mặt khác các chất bị rửa trôi cũng có thể dịch chuyểnxuống phía dưới làm ô nhiễm nước ngầm.
Việc tăng vụ, sử dụng các giống có năng suất cao sẽ làm cho nguy cơ sâu bệnh hại cây trồng tăng và nhu cầu sử dụng nông dược cũng được tăng một cách đáng kể. Sử dụng nông dược sẽ nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước của các vùng canh tác có tưới, nhất là vùng sản xuất 2-3 vụ lúa nước.
3. Tác động tới môi trường tài nguyên đất
Tăng rửa trôi chất dinh dưỡng: Đối với cả lúa nước và cây trồng cạn , việc tăng lượng nước tưới luôn kèm theo sự rửa trôi mạnh các chất dinh dưỡng, làm cho đất nghèo dinh dưỡng, đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước.
Tăng khả năng nhiễm mặn: Vùng ven biển các tầng nước ngầm nông phần lớn đều bị nhiễm mặn do nước biển thẩm thấu vào . Hiện tại các tầng này đều nằm sâu nên không bị ảnh hưởng đến tầng đất mặn. Khi vùng được cấp nước tưới mực nước ngầm dâng cao đưa nước nhiễm mặn lên tới tầng mao quản. Vào mùa khô lượng bốc hơi lớn làm nước nhiễm mặn theo các mao quản di chuyển lên trên gây nhiễm mặn tầng đất canh tác. Để khắc phục cần phải cày sâu và tăng lượng nước tưới vào mùa khô để rửa mặn.
II. Tác động tới môi trường sinh học
Thay đổi trong hệ sinh thái nước
- Hệ sinh thái nước sẽ thay đổi theo chiều hướng bị suy thoái do tác động của hoá chất sử dụng trong nông nghiệp và do lượng phân bón cao.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
- Các loài tảo phát triển mạnh do dinh dưỡng rửa trôi từ đất canh tác xuống sẽ làm hấp thụ nhiều ôxy hoà tan trong nước và tiết ra các chất độc hại làm cho các loài động vật thuỷ sinh bị kìm hãm và giảm năng suất.
III. Tác động tới môi trường kinh tế xã hội
1. Thiệt hại về đất đai, cây cối và tài sản của dân cư
- Hệ thống kênh mương của công trình thuỷ lợi Định Bình với chiều dài 172km đi qua nhiều khu dân cư đông đúc với sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ , do đó sẽ làm mất đi một diện tích khá lớn đất thổ canh thổ cư, đất nông nghiệp cùng với cây cối, nhà cửa và các công trình xây dựng của dân cư.
- Ngoài các thiệt hại trực tiếp do kênh mương đi qua, các khu dân cư và canh tác nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng như : tiếng ồn, bụi, đất đào đắp thải bỏ...; nước ngấm từ các kênh mương gây ngập úng hoặc bị thất thoát nước vào hệ thống kênh mương.
2. Ảnh hưởng tới các công trình công cộng
Các công trình và khu di tích lịch sử nằm trong vùng tưới có thể bị ảnh hưởng bởi việc mở rộng và nâng cấp kênh mương. Khu di tích Quang Trung tại xã Bình Hoà huyện Tây Sơn có kênh Văn Phong đi qua , khi kênh này được nâng cấp sẽ bị ảnh hưởng tới các vùng thấp bằng. Các di tích lịch sử liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn, các thành cổ thời Nguyễn, các di tích của văn hoá Chàm phân bố tương đối tập trung ở vùng tưới cũng có khả năng bị xâm hại bởi các hoạt động đào đắp xây dựng và vận hành hệ thống tưới.
3. Các vấn đề vệ sinh y tế
- Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng với mức độ cao , làm tăng dư lượng thuốc trong đất, tăng nguy cơ xâm nhập thuốc xuống nước ngầm và hồ đầm, làm ô nhiễm cả khu vực hạ du của vùng tưới, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của dân cư các vùng vày, vốn chỉ sử dụng nước uống và nước sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất tầng nông.
- Tăng khả năng bột phát và lây lan các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
- Chế độ nước tưới tăng, làm tăng mức độ Èm thấp , tạo nhiều chỗ ngập nước là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển và kèm theo đó là các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...
IV.2.2. Những tác động có lợi cho môi trường xã hội I. Tác động tới môi trường vật lý
1. Thay đổi chế độ vi khí hậu
Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu quy mô lớn. Ngược lại, hệ thống tưới tiêu do con người tạo ra có thể làm thay đổi chế độ vi khí hậu của những vùng được tưới, độ Èm sẽ cao hơn (2-3%) và nền nhiệt thấp hơn (0,5-1oC), tương tự như sự biến đổi vi khí hậu do hồ Định Bình gây ra đối với vùng ven hồ với quy mô bé hơn.
2. Tác động tới môi trường và tài nguyên nước
Thay đổi cân bằng và tài nguyên nước
- Dòng chảy mùa kiệt có xu hướng tăng do có 3m3/s nước xả liên tục vào sông, cộng với lượng nước hồi quy do tưới.
- Dòng chảy lũ được điều tiết do hồ chứa bắt đầu tích nước trong tháng X hoặc trong 2 tháng X,XI.
Nâng cao mực nước ngầm, mực nước giếng đào của nhà dân ở ven
rìa những đoạn kênh nổi có thể lên cao 1-2m so với mức trung bình trước kia.
3. Tác động tới môi trường tài nguyên đất
Thay đổi chế độ nước của đất : Việc bổ sung nước tưới làm tăng độ Èm của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa nước và cây trồng cạn phát triển.
II. Tác động tới môi trường sinh học
Thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp
Do hệ thống kênh mương và lượng nước tưới được phát triển thêm nên hệ sinh thái nông nghiệp các cây trồng cạn chuyển sang hệ sinh thái các cây trồng có tưới. Diện tích lúa canh tác tăng hơn hẳn so với diện tích các cây màu. Do được cung cấp đầy đủ nước tưới, sử dụng giống có năng suất cao, đầu tư phân bón với mức độ cao hơn nên năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp cũng cao hơn.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002