- Quản lý hồ sơ , theo dõi kiểm tra phát hiện những háng hóc của công trình để tu bổ sửa chữa.
- Đề xuất biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với nguồn nước cung cấp . Dù báo ,điều khiển theo hệ thống quy trình khai thác và bảo vệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo dõi ,tham gia vào quản lý lưu vực thượng hạ lưu công trình.
- Thực hiện tiết kiệm nước: Kiểm chứng lại chế độ tưới của các loại cây trồng trong vùng tưới. Hạn chế tới mức thấp nhất việc tổn thất nước qua công trình đầu mối bằng cách xây đá, bê tông hoá hệ thống kênh dẫn. Nâng cao hiểu biết của dân chúng về bảo vệ môi trường , bảo vệ công trình.
- Dùa vào các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hôi phụ nữ… để tuyên truyền , vân động dân chúng có ý thức về tiết kiệm nước, chống lãng phí, hiếu được quyền lợi sử dụng nước đi đôi với đóng góp
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
theo quy định, làm cho dân chúng hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi Ých của công trình để từ đó mọi người có ý thức bảo vệ công trình, bảo vệ môi trường sinh thái.
VI.2.CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Định Bình là công trình lớn , có mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường. Ngoài các tác động chính đã được dự báo và đề ra các biện pháp giảm thiểu còn có các tác động lâu dài và chỉ xuất hiện nhiều năm sau khi vận hành hoặc các tác động đã được dự báo nhưng chưa rõ chieèu hướng biến động. Vì vậy cần có chương trình giám sát môi trường nhằm phát hiện các tác động tiềm tàng, xác định chiều hướng biến động của các yếu tố môi trường, định lượng hoá sự biến động và đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh thích hợp.
VI.2.1 Giám sát vùng đầu nguồn
Vùng đầu nguồn là vùng thuỷ sinh quan trọng cho hồ chứa ,là nơi ảnh hưởng mạnh đến chế độ nước, bồi lắng và là nơi tồn tại hệ sinh thái tự nhiên của toàn bộ vùng.
Nội dung giám sát vùng đầu nguồn bao gồm: