II. Hiện trạng phát triển kinh tế
3. Tác động đến tài nguyên môitrường đất
♦ Đất bị ngập ở vùng lòng hồ
Theo số liệu điều tra nghiên cứu , việc xây dựng hồ Định Bình sẽ làm ngấp lụt và mất đất đai tại vùng lòng hồ với các diện tích sau đây (ứng với MNDBT: 91,93m, MNDGC: 92,79m):
- Diện tích ngập hoàn toàn : 1320 ha. - Diện tích bán ngập : 65 ha.
- Diện tích chiếm đất tạm thời để làm lán trại kho bãi công trường: 5,5 ha.
Như vậy sẽ có hàng ngàn ha đất bị ngập hoặc bán ngập ở lòng hồ trong giai đoạn hồ tích nước và hoạt động.
Đất bị ngập trong hồ phần lớn là đất phù sa được bồi ở cửa sông Kone, đất xám bạc màu trên macma axit và đất đỏ vàng trên granit.
Các loại đất này phần lớn được sử dụng trong nông nghiệp và là đất sản xuất chính của 6 thôn xã Vĩnh Kim và toàn bộ xã Vĩnh Hoà huyện Vĩnh Thạnh.
Theo kết quả điều tra năm 1998 thì đất trong phạm vi ngập của hồ Định Bình đang được sử dụng như sau:
- Lúa 1 vô : 2,95ha. - Lúa 2 vô : 39,93ha. - Lúa 3 vô : 0,10ha. - Lúa rãy : 481,09ha. - Màu và CCNN : 885,40ha - Cây công nghiêp lâu năm: 1,27ha. - Cây ăn quả và vườn tạp : 664,16ha. - Rừng : 14,30ha. - Đất thổ cư : 47,0ha. - Đất chuyên dùng : 21,3ha. - Đất cỏ cây bôi : 20,7ha.
Khi tích nước hồ toàn bộ diện tích này sẽ bị mất đi và làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất đai của 2 xã Vĩnh Hoà và Vĩnh Kim. Hầu hết đất nông nghiệp , đất chuyên dùng và đất thổ cư của 2 xã sẽ bị mất do ngập nước.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002
♦ Xói mòn ở lưu vực và bồi lắng lòng hồ chứa
Trong các quá trình ngoại sinh trên lưu vực thì xói mòn do mưa và dòng chảy mặt là hoạt động chủ yếu tạo nên vật liệu xói mòn đưa xuống bồi lắng lòng hồ.
Do địa hình dốc, lượng mưa lớn, líp che phủ thổ nhưỡng phát triển trên đá granit có cấu trúc kém bền vững nên nguy cơ bị xói mòn trên lưu vực rất cao, đặc biệt là các vùng canh tác cây trồng cạn ngắn ngày.
Cường độ xói mòn rất lớn trên đất canh tác cây trồng cạn ngắn ngày do mặt đất bị cày xới liên tục tạo ra nhiều vật liệu bở vụn. Đất trồng lúa nương hoặc sắn có độ dốc 15-20o có khả năng bị xói mòn 100-200 tấn/ha/năm.
Các vùng trồng cây lâu năm trên đất bazan cường độ xói mòn thấp hơn. Tuy nhiên trong những năm đầu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản lượng đất mất cũng sẽ rất lớn do độ che phủ của cây còn thấp và do ảnh hưởng của quá trình khai hoang, làm đất.
Ngoài quá trình xói mòn đất tại các khu vực đất đồi núi, quá trình phát triển mạng lưới thuỷ văn với sự đào sâu và mở rộng các khe rãnh, xói lở bờ sông và đào sâu lòng sông suối cũng là 1 nhân tố đóng góp cho việc tạo ra các vật liệu rắn gây bồi lấp lòng hồ.
Các tính toán cho thấy mức độ xói mòn trung bình trên toàn lưu vực là 40- 41tấn/ha/năm.
Tổng lượng xói mòn ước tính khoảng 4,15 triệu tấn trên toàn lưu vực, trong đó xói mòn trực tiếp của hồ Định Bình là 3,94 triệu tấn.