II. Hiện trạng phát triển kinh tế
2. Tác động đến môitrường địa chất và tài nguyên khoáng sản vùng lòng hồ
vùng lòng hồ
Việc hình thành hồ chứa với dung tích hơn 200 triệu m3 có thể có những tác động nhất định đến môi trường địa chất. Các biến động môi trường có thể xảy ra gồm : sù tái tạo hoạt động của các đứt gãy sâu, các hoạt động địa động lực, quá trình Karst, sự tăng cường quá trình ngoại sinh và tai biến địa chất, xâm hại tài nguyên khoáng sản.
♦ Về tái hoạt động đứt gãy
Đứt gãy sông Kone chạy dọc theo hồ Định Bình là một đứt gãy còn tương đối trẻ ( xuyên cắt granit phức hệ Đèo cả tuổi Creta và bị bazan hệ tầng Đại Nga tuổi Neogen phủ lên). Dưới áp lực của khối nước hồ chứa nó có thể gia tăng hoạt động ( suối nước nóng Hòn Lập hiện nay, các đai mạch gabrodiaba, diaba là những biểu hiện), làm phát sinh địa chấn kích thích, ảnh hưởng trực tiếp đến công trình.
♦ Vấn đề xâm hại tài nguyên khoáng sản
Theo các tư liệu địa chất hiện có thì phần lớn các điểm quặng trong vùng lòng hồ đều nằm ở cao trình > 100m. Chỉ có điểm quặng Fenspat Vĩnh Kim và điểm quặng vàng Hòn Gío ở Vĩnh Hiệp là có thể bị ngập trong lòng hồ, nhất là vào mùa mưa.
Điểm quặng vàng Hòn Gío ở bờ trái sông Kone, gần khu vực tuyến đập thuộc kiểu mạch nhiệt dịch, nằm trong đá granit phức hệ Đèo Cả, kích thước mạch dày 0,25m, hàm lượng vàng 1200 hạt/1kg đá chứa quặng. Có thể cho phép khai thác tận thu bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho công nghiệp địa phương trước khi tích nước hồ.
Hai điểm quặng : Vàng Vĩnh Kim và Molipden Vĩnh Hiệp nằm ở bên bờ phải sông Kone , ở cao trình 200-300m, sẽ không bị ngập trong hồ. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại là hiện nay chỉ có con đường cấp phối Vĩnh Thạnh- Vĩnh Sơn là lối đi duy nhất để có thể tiếp cận 2 điểm quặng này. Khi hồ Định Bình tích nước, con đường bộ Vĩnh Thạnh-Vĩnh Sơn bị ngập hoàn toàn thì sẽ khó khăn trong vấn đề giao thông khi tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác 2 điểm quặng nói trên.
§å ¸n tèt nghiÖp-2002