Sản xuất nôngnghiệp

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 43)

II. Hiện trạng phát triển kinh tế

1.Sản xuất nôngnghiệp

a) Trồng trọt:

 Sản xuất cây ngắn ngày:

Lúa là cây trồng chủ yếu của vùng hưởng lợi, ở đây với điều kiện nước tưới có thể làm 3 vụ lúa trong năm với các vụ:

- Vụ đông xuân: Gieo cấy tháng XI, tháng XII thu hoạch vào tháng III năm sau.

- Vụ xuân hè: Gieo cấy giữa tháng III đầu tháng IV, thu hoạch vào giữa tháng VI đầu tháng VII.

- Vụ hè thu: Gieo cấy cuối tháng VI đầu tháng VII thu hoạch vào tháng X.

 Những cây màu lương thực khác:

Bao gồm các loại đậu đỗ, khoai sắn được trồng rải rác trên diện tích nhỏ ở các xã. Mặc dù diện tích gieo trồng không đáng kể nhưng những cây trồng này có hiệu quả kinh tế khá cao cần được khuyến khích sản xuất.

 Sản xuất cây dài ngày:

Do tập trung canh tác lúa quá cao, việc phát triển cây dài ngày chỉ được thực hiện trên diện tích đất vườn nằm trên đất thổ cư và bao gồm chủ yếu các loại cây ăn quả như dừa, xoài ,chanh…Chỉ có một diện tích nhỏ trồng điều (đào lộn hén) mang tính sản xuất hàng hoá.

 Diện tích đất canh tác trong khu hưởng lợi của Hồ chứa Định Bình là 26974 ha, trong đó cây hàng năm là 25.691ha, cây lâu năm là 1283ha.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002 - Lúa đông xuân đạt 4,00T/ha-vụ - Lúa hè thu đạt 3,70T/ha-vụ - Ngô cả năm(hạt) đạt 3,5T/ha - Khoai cả năm đạt 4,9T/ha - Sắn cả năm đạt 6,20T/ha - Mía cả năm đạt 40,0T/ha - Lạc cả năm đạt 1,20 T/ha - Đậu tương đạt 1,10T/ha - Thuốc lá đạt 0,70T/ha b) Chăn nuôi:

Là vùng chuyên canh trồng lúa nhưng chăn nuôi cũng khá phát triển. Bò, lợn và gia cầm là những vật nuôi khá phổ biến của các hộ gia đình trong vùng.

Đàn gia sóc gia cầm là nguồn hàng hoá thu lượng tiền mặt đáng kể cho hé gia đình ngoài ra còn cung cấp một lượng phân chuồng khá lớn cho trồng trọt. Trong tương lai khi dự án được thực hiện làm tăng cường năng lực tưới cho việc phát triển 3 vụ một năm thì chăn nuôi cũng phát triển theo nhằm thoả mãn nhu cầu sức kéo và phân bón cho diện tích gieo trồng lúa tăng lên.

c) Nuôi trồng thuỷ sản:

Cá và tôm là 2 loại thuỷ sản được 1 vài hộ trong vùng nuôi (Theo kết quả khảo sát chỉ có 2 hộ nuôi cá và 8 hộ nuôi tôm) và có diện tích ao nuôi trung bình 0,3-0,5 ha. Nuôi trồng thuỷ sản chưa phải là một phong trào sản xuất rộng rãi trong vùng đặc biệt là nuôi cá (việc nuôi tôm chủ yếu ở vùng giáp bờ biển), nguyên nhân chính là do nguồn nước cho ngành sản xuất không đủ, trong trường hợp có dự án thì nhân dân trong vùng sẽ có điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản và đây cũng sẽ là một nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình trong vùng.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 43)