Tác động đến tài nguyên và môitrường nước

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 55)

II. Hiện trạng phát triển kinh tế

1. Tác động đến tài nguyên và môitrường nước

Ảnh hưởng của hồ chứa đến vùng ven

Khi hồ chứa Định Bình hình thành sẽ tạo nên một mặt nước rộng 10-20 lần so với lòng sông hiện nay trên một đoạn dài 13km. Đó là một rào chắn tự nhiên, cản trở sự di chuyển của các động vật hoang dã hiện có trong vùng. Ngoài ra ở vùng ven hồ sẽ tạo nên một đới bán ngập từ cao trình 65m (mực nước chết) đến cao trình 91,93m (ứng với MNDBT) và có thể cao hơn vào mùa lũ. Trong đới bán ngập có thể xảy ra quá trình gley hoá đất, hình thành những khu vực lầy thụt nơi các nhánh sông đổ vào hồ, khả năng đổ vỡ, sạt lở bờ hồ ở những nơi có vỏ phong hoá của các đá biến chất phức hệ Kan Nack và đá granit là điều không thể tránh khỏi vì các sản phẩm phong hoá này dễ thấm nước, kết cấu kém bền vững. Qúa trình này dần đi vào ổn định sau một vài năm.

Chất lượng nước hồ và ảnh hưởng của nó đến nước sông Kone

Như đã trình bày ở chương II , chất lượng nước sông Kone khi chưa có dự án là khá tốt, có thể dùng cho cấp nước sinh hoạt. Trong giai đoạn thi công đập, độ đục và độ pH của nước sẽ tăng lên. Sang giai đoạn vận hành công trình thì nước sông Kone sẽ thay đổi chất lượng theo chiều hướng khác do tác động của hồ chứa. Chất lượng và mức độ ô nhiễm của nước hồ Định Bình là vấn đề cần

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

quan tâm nhất khi đánh giá tác động của dự án đến môi trường nước, vì nếu nước hồ bị ô nhiễm thì nó có thể gây ô nhiễm cho nước sông Kone ở hạ du, ảnh hưởng đến nước ngầm và sức khoẻ của cư dân địa phương khi lấy nước hồ và nước sông làm nước sinh hoạt.

Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào mức độ thu dọn lòng hồ trước khi tích nước. Nếu lòng hồ được thu dọn sạch thì khối lượng vật chất hữu cơ tồn đọng lại trong hồ không đáng kể, sự phân huỷ chúng không đòi hỏi nhiều ôxy, chỉ sau 1-2 mùa lũ thì nước hồ sẽ trở lại bình thường.

Nếu lòng hồ không được thu dọn (vì nhiều lý do khác nhau xác suất xảy ra trường hợp này là lớn hơn) thì nước hồ chắc chắn sẽ bị ô nhiễm do sự phân huỷ vật chất hữu cơ. Vật chất hữu cơ trong lòng hồ bao gồm cây gỗ rừng, cây bôi , cỏ hoang dại ở sườn đồi, cây trồng và cây nông nghiệp ở chân đồi, chuồng trại, rác thải sinh hoạt của dân cư sống ven sông...sẽ bị ngập chìm trong hồ và dần dần bị phân huỷ trong môi trường nước. Đồng thời quá trình sạt lở, tái tạo bờ hồ cũng sẽ xảy ra trong những năm đầu, kết quả làm cho nước hồ thay đổi chất lượng so với nước sông hiện nay.

Nước hồ Định Bình bị ô nhiễm thì nước sông Kone ở hạ du có thể bị ô nhiễm theo. Tuy nhiên về mùa mưa khi nước nguồn về nhiều thì hàm lượng các chất ô nhiễm nhanh chóng bị pha loãng và không gây ảnh hưởng xấu. Vào mùa khô, khi nước nguồn về Ýt thì trong khoảng 10-15km sau đập, nước sông Kone có thể bị ô nhiễm nhẹ. Còn từ đó về hạ lưu nhờ lượng nước bổ sung từ các phụ lưu, chất lượng nước sông Kone sẽ dần được cải thiện.

Bệnh liên quan đến hồ nước

Liên quan đến hồ nước và điều kiện gia tăng độ Èm là sự phát triển của các côn trùng, ký sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh trong môi trường Èm như sốt rét, tê thấp bệnh đường hô hấp... Gặp các năm có ngưỡng sinh thái thuận lợi có thể phát sinh các dịch môi trường như dịch sốt rét, viêm phổi, dịch sâu bệnh...ảnh hưởng đến sức khoẻ , đời sống và sản xuất của cư dân địa phương.

Các bệnh hay lây lan theo đường nước chủ yếu là các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, thổ tả, kiết lỵ, thương hàn... Các vectơ mang bệnh là những sinh vật sống trong nước, các côn trùng, gia súc, cả con người lưu trú , đi lại trên sông, hồ.

§å ¸n tèt nghiÖp-2002

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Đánh giá tác động môi trường hồ nước Định Bình-Sông Côn-Bình Định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w